VHO - Sáng 3.10,ếtnốitinhhoavănhoáHàThànhquaVănhoa–Vănthơxưavànhận định paris saint germain mạn đàm “Văn hoa – Văn thơ xưa và nay” đã diễn ra tại không gian 34 Châu Long (Ba Đình, Hà Nội). Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện văn học, nghệ thuật tôn vinh tinh hoa văn hoá Việt mang tên “Đẹp số 2: Văn hoa”.
Tiếp nối chuỗi hoạt động bền bỉ về văn hóa, nghệ thuật đã được nhà sưu tầm Thúy Anh tổ chức nhiều năm qua, nhằm lan tỏa giá trị của văn hóa, con người Việt Nam thông qua các cuộc triển lãm, mạn đàm về mỹ thuật, văn hóa, văn chương... Đẹp số 2: Văn hoađã mở ra không gian kết nối, trao đổi vừa mang tính học thuật, vừa gần gũi, ấm áp cho cộng đồng yêu nghệ thuật.
Đến tham dự mạn đàm có sự góp mặt của nhiều nhà văn, thi sĩ, nhà nghiên cứu phê bình văn học như nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; nhà thơ Hữu Việt; nhà thơ Vũ Quần Phương; nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn; nhà văn Nguyễn Trương Quý; PGS.TS, nhà phê bình văn học Văn Giá; TS văn học Nguyễn Thanh Tâm; nhà báo, diễn giả Phan Đăng…
Nhà sưu tầm Thuý Anh chia sẻ, mạn đàm Văn hoa – Văn thơ xưa và naygiúp lan tỏa tinh hoa văn hóa đẹp Việt Nam trong văn học, nghệ thuật. Qua đó, khẳng định và làm bật lên những nét đẹp trong văn hoá Việt. Thành phố Hà Nội ẩn chứa bên trong là một vẻ đẹp tiềm ẩn rất riêng, con người Hà Nội thì thanh lịch, hào hoa.
“Ngày nhỏ, tôi chưa rõ tình yêu Hà Nội, chỉ là những gì gần gũi như ngôi trường, hàng cây... Sau này đi xa mới hiểu hơn và khi trở về càng muốn gắn bó và lan toả tinh hoa văn hoá của mảnh đất Kinh kỳ này đến cộng đồng”, nhà sưu tầm Thuý Anh xúc động.
Chia sẻ về văn hóa, tinh hoa Hà Nội, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều bày tỏ: “Khi bước vào không gian mạn đàm, tôi nhận ra đây là một trong những không gian hiếm hoi còn sót lại của Thủ đô. Tôi như được vén tấm mành để ngó vào Hà Nội. Sự trang trọng của buổi mạn đàm đang lan tỏa dần trong tôi. Những người thân quen tôi gặp hằng ngày mà hôm nay như gặp lần đầu. Có lý do nào đó khiến tôi thấy mới mẻ. Các hoạt động ý nghĩa cần được kiến tạo, lan tỏa và cổ vũ mạnh mẽ hơn”.
Cùng chung dòng cảm xúc, nhà báo Phan Đăng bày tỏ: “Hà Nội trong tôi là phố và người. Phố Hà Nội rất cổ kính, rất đẹp. Những cảm xúc dạo quanh trên phố phường đã đánh thức tôi về Hà Nội cổ xưa. Các tác phẩm của nhà thơ, nhà văn ở đây gợi tôi nhớ về hình ảnh Hà Nội hào hoa, rất sách vở, và một Hà Nội rất đời.”
Hà Nội nên thơ là thế nhưng không vì quá hoài niệm về một thành phố đẹp với những tinh hoa văn hoá mà quên nhìn lại những kí ức lam lũ, ngược xuôi. Văn thơ không chỉ nên nhấn mạnh cái đẹp đẽ, cái quốc hồn, quốc tuý mà còn cần bám vào hiện thực cuộc sống để phản ánh.
TS văn học Nguyễn Thanh Tâm bày tỏ: “Mọi người thường nhìn Hà Nội như một kí ức đẹp, chính vì thế, vô tình đánh mất đi những năm tháng chúng ta lặn lội. Trong tác phẩm Hai đứa trẻcủa Thạch Lam, ta thấy hình ảnh Hà Nội vất vả, lầm than, đấy là hiện thực cuộc sống lúc bấy giờ…”
Tại mạn đàm, các diễn giả đã cùng nhau chia sẻ cái đẹp, cảm xúc của mình về nghệ thuật, về Hà Nội trong đời sống. Từ đó, nâng cao đời sống văn hóa, mang nghệ thuật đến gần hơn với cộng đồng, với mong muốn đất nước phát triển kinh tế, cùng với đó, con người Việt Nam cũng nên có một tâm hồn đẹp, một khí chất Việt.
“Và để nâng tầm văn học, hướng đến cộng đồng nhiều hơn, để cho công chúng ngày càng biết đến những tác phẩm thơ ca, chúng ta cần xây dựng những không gian hoạt động văn hoá, nơi mà mọi người cùng nhau lắng nghe, chia sẻ từ các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học. Không chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận kiến thức, mọi người còn có thể đối thoại, trao đổi quan điểm một cách cởi mở và tự do”, nhà văn Nguyễn Trương Quý nhấn mạnh.
Nhà sưu tầm Thúy Anh mong muốn trong thời gian sắp tới, sẽ tiếp tục tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa với nhiều hoạt động ý nghĩa, đặc sắc có mục đích hướng đến cộng đồng bằng giá trị nhân văn, đóng góp thiết thực để chia sẻ cùng đồng bào các vùng miền chịu hậu quả nặng nề của thiên tai; giúp bà con thêm vững vàng, hy vọng vào những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.