【bảng xếp hạng bóng đá đức 2】Mãi được tôn vinh
作者:World Cup 来源:Cúp C1 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 15:01:12 评论数:
Tận tình từng con chữ. Ảnh: Đăng Tuyên
Vai trò của người thầy trong xã hội hôm nay?ãiđượctôbảng xếp hạng bóng đá đức 2 Câu hỏi đó, theo tôi, luôn và sẽ luôn nhận được chỉ 1 đáp án:
Cho dù xã hội hôm nay, hôm qua hay mãi sau này, người thầy vẫn luôn ở vị trí số 1, được cả xã hội luôn dành tất cả sự nể trọng, tôn vinh. "Không thầy đố mầy làm nên", câu nói ấy của người xưa chẳng phải đã đúc kết cái chân lý vĩnh hằng về vai trò của người thầy đối với các thế hệ con dân nước Việt?
Đảng ta từ lâu đã luôn khẳng định giáo dục là "quốc sách hàng đầu". Liệt vào hàng quốc sách là đã quan trọng lắm, lại là "quốc sách hàng đầu" càng cho thấy Đảng ta coi trọng vai trò của giáo dục đối với sự hưng vong của đất nước, của dân tộc đến nhường nào.
Lẽ dĩ nhiên, nói đến giáo dục thì trước hết phải nói đến người thầy. Muốn xem trọng giáo dục, muốn phát triển giáo dục thì trước tiên phải xem trọng người thầy, xem trọng chiếc nôi đào tạo ra những người thầy cho xã hội. Chính vì thế mà hệ thống trường sư phạm đã ngày mỗi được ưu tiên, được coi trọng. Sư phạm trở thành ngành "hot" chứ không còn cảnh "chuột chạy cùng sào ..." như một thời từng đã …
Người thầy không chỉ đơn thuần dạy con chữ, truyền đạt kiến thức. Mà quan trọng không kém, cùng với tri thức là dạy lễ nghĩa, phép tắc cho lũ học trò. Thế cho nên mới có câu "Tiên học lễ, hậu học văn". Rất nhiều trường học hiện nay đều treo câu châm ngôn này ngay vị trí trang trọng, dễ đập vào mắt nhất ở trường mình. Học “lễ” là để bồi đắp cho nhân cách, đạo đức; học “văn” là trang bị tri thức, kỹ năng để xuất xử với đời. Nói cách khác, đó là “tài” và “đức” ở mỗi con người. Thiếu một trong hai đều là sự thui chột, quặt què không thể chấp nhận. Và thiên chức của người thầy là phải trui rèn, trang bị cho học trò của mình đủ đầy những hành trang ấy. Xã hội có hạnh phúc phú cường không, dân tộc có trường tồn hưng thịnh không, tất cả đều lệ thuộc mật thiết đến “sản phẩm” của những người thầy.
Thiên chức của người thầy lớn lao vĩ đại như thế, cho nên được cả xã hội nghiêng mình trọng nể, tôn vinh kể cũng là điều phải lẽ. Nhưng ngược lại, để làm tốt thiên chức của mình, để không phụ lòng ngóng mong của toàn xã hội, người thầy- bằng tất cả lòng tự trọng- phải nghiêm khắc với chính mình. Bên cạnh việc không ngừng trau dồi, cập nhật kiến thức để chuyển tải cho học trò, người làm thầy còn cần phải hết sức mẫu mực trong cuộc sống, cẩn trọng với mỗi lời nói, hành vi. Quan trọng nữa, người làm thầy cần phải có một trái tim ấm nóng để có thể chạm đến trái tim của học trò mình. Viết đến đây, tôi chợt nhớ về một người thầy thời tiểu học. Ấy là những năm 1976-1977, bạn bè tôi trong lớp nhiều đứa đói xanh. Có thằng bạn hôm nào 3-4 giờ sáng cũng phải đứng chờ hàng từ tàu hỏa ném xuống ở khu vực đường ray từ Trường Bia cho đến ga An Cựu bây giờ. Ấy là giai đoạn “ngăn sông cấm chợ”, nhiều người, trong đó có mẹ bạn tôi vào Đà Nẵng đi buôn. Hàng ra đến Huế phải ném xuống trước khi tàu vào ga. Nếu không, thuế, quản lý thị trường, công an kinh tế sẽ “hỏi thăm” tức khắc. Bạn tôi lúc đó mới chục tuổi đầu, có nhiệm vụ cầm đuốc làm hiệu cho mấy người anh nhặt hàng nhanh để tẩu tán. Xong việc có khi cận giờ, vậy là đi học luôn. Vừa đói vừa thiếu ngủ, bạn cứ gật gà gật gù trong giờ học. Thầy nhìn thấy, dẫn bạn xuống nhà bác cai trường, bảo rửa mặt, rồi mua cho hào sắn khoai ăn. Vừa nhìn đứa học trò ăn ngấu nghiến, thầy vừa hiền từ hỏi han và khuyên trò ráng học... Cũng vì vậy mà dù cuộc sống khó khăn đến mấy, nhớ thầy, bạn tôi luôn cố gắng. Ra trường đi làm, bạn cũng tự nhủ phải sống cho tử tế, không phụ lòng thầy.... Đôi lúc ngồi nghĩ, nếu hồi ấy không được gặp một nhà giáo như thầy, biết đâu, cuộc đời bạn tôi đã rẽ đi một lối khác, chẳng mấy đẹp đẽ như bây giờ...
Dù bất kỳ thời đại nào, thầy cô cũng cần được tôn trọng
Trở lại với câu hỏi "Vai trò của người thầy trong xã hội hôm nay?", có lẽ người đặt câu hỏi đã thao thức nhiều trước những hiện tượng tiêu cực vốn "lăn tăn" từ lâu nay trong ngành giáo dục. "Lăn tăn" nhất là câu chuyện "thương mại hóa", ở đó, quan hệ thầy và trò, quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên bị chi phối, bị hao khuyết bởi tiền và tiền. Đến mức khiến cho một bộ phận không nhỏ trong xã hội có cảm giác giáo dục cũng như một ngành dịch vụ đơn thuần nào đấy. Tiền trao, cháo múc. Tôi trả tiền cho anh, anh phải có nhiệm vụ như vầy như kia... Đó thực sự là nỗi đau, là mối nguy hại chung cần phải "chữa trị".
May sao, vẫn còn đó những người thầy đầy tâm huyết, đã chọn nghề là tận hiến với nghề. Mới đây thôi, Thủ tướng Chính phủ đã cử đại diện đến Vĩnh Long để thăm và thắp hương cho thầy Huỳnh Văn Thế, giáo viên Trường THPT Mang Thít. Nhà tuy nghèo, nhưng tấm lòng thầy Thế thì rất rộng. Thầy miệt mài viết thư, lặn lội khắp nơi để xin sách cho học trò. Thầy còn không quản ngại đi giao từng đòn bánh tét, bán từng bó nhang, cùng học trò đi lượm ve chai, bỏ heo đất để lấy tiền mua những đầu sách hay cho trò đọc. Tấm lòng thầy đã làm xúc động đến người đứng đầu Chính phủ và làm thổn thức bao trái tim phụ huynh, học sinh. Với những tấm lòng người thầy như thế, giáo dục tất phải có tương lai, đất nước tất phải phồn thịnh.
Viết những dòng này khi ngày 20/11 đang gõ cửa. Ngoài kia, muôn hoa đang rực rỡ sắc màu chờ dâng lên ngày nhà giáo. Nghề giáo sẽ mãi được tôn vinh, cho dù bây giờ hay bao giờ cũng vậy...
Hiền An