Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên ngành chức năng tỉnh dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của khu vực I (thuộc lĩnh vực nông nghiệp) sẽ khó đạt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra; trong khi đây là lĩnh vực được đặt nhiều kỳ vọng để góp phần vực dậy GRDP chung cho tỉnh vào cuối năm. Trước vấn đề đặt ra,Đẩymạnhkhiphụcsảnxuấtvtiuthụnngsảnchongườlichthidaubongda hom nay phóng viên Báo Hậu Giang có trao đổi với ông Trương Cảnh Tuyên (ảnh), Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, về những định hướng trọng tâm cho ngành nông nghiệp tỉnh trong những tháng cuối năm. Xin ông cho biết một số kết quả nổi bật của khu vực I qua thực hiện nhiệm vụ 8 tháng đầu năm nay ? - Qua 8 tháng đầu năm, công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp được quán triệt và tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm từ Sở NN&PTNT tỉnh đến các địa phương. Nhờ vậy đến nay, một số lĩnh vực sản xuất nông nghiệp cơ bản đã đạt và vượt chỉ tiêu theo kịch bản tăng trưởng đề ra. Trong đó, nổi bật là nông nghiệp tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả sang các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao và phù hợp với điều kiện của tỉnh như lúa chất lượng cao, cây ăn trái, rau an toàn... Việc chuyển đổi sản xuất được các địa phương trong tỉnh gắn với xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và hạn mặn. Ngoài ra, UBND tỉnh luôn kịp thời chỉ đạo hỗ trợ thúc đẩy sản xuất, kết nối tiêu thụ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sản xuất, thu hoạch, vận chuyển nông sản, vật tư nông nghiệp... Bên cạnh những mặt đạt được thì lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh phải đối mặt với những khó khăn gì, thưa ông ? - Do ảnh hưởng của tình hình dịch Covid-19 nên việc phân phối các mặt hàng nông sản của người dân gặp nhiều khó khăn, nhất là khi tỉnh thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 và khi một số chợ truyền thống ngưng hoạt động ảnh hưởng lớn đến tiêu thụ và phân phối nông sản. Bên cạnh đó, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường nên dẫn đến vấn đề sạt lở bờ sông và giông lốc làm sập, tốc mái nhiều căn nhà của người dân… Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 như thời gian qua thì để đảm bảo GRDP của khu vực I đạt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra, đồng thời góp phần vực dậy GRDP chung cho tỉnh vào cuối năm, ông có những chỉ đạo gì cho ngành nông nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ vào những tháng còn lại của năm, thưa ông ? - Hiện tại, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành nông nghiệp khẩn trương xây dựng kế hoạch khôi phục sản xuất trong những tháng còn lại của năm nhằm đảm bảo đạt GRDP theo kế hoạch đề ra và góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh. Trước hết là UBND tỉnh yêu cầu ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh có hướng dẫn người dân xuống giống và thu hoạch vụ lúa Thu đông đạt theo yêu cầu. Trong đó, lưu ý các địa phương về việc đảm bảo an toàn cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong quá trình sản xuất và thu hoạch, tiêu thụ lúa Thu đông. Nhiệm vụ đột phá thứ hai mà ngành nông nghiệp cần thực hiện là đẩy mạnh khuyến cáo bà con tăng diện tích nuôi thủy sản cá ruộng tại những cánh đồng nông dân không canh tác vụ lúa Thu đông do lo ngại về chi phí đầu tư, nhất là giá vật tư nông nghiệp tăng cao. Bởi theo dự báo của ngành chuyên môn thì mực nước lũ năm nay tại Hậu Giang tuy không cao như trung bình nhiều năm nhưng vẫn khá dồi dào nên nông dân có thể phát triển mô hình nuôi cá ruộng nhằm kiếm thêm nguồn thu nhập trong những tháng nhàn rỗi. Nội dung thứ 3 cũng đặc biệt quan trọng là đề nghị các địa phương tăng cường vận động người dân chăm sóc vườn cây ăn trái để đảm bảo đạt sản lượng vào cuối năm khi diện tích cây ăn trái của tỉnh khá lớn, với gần 42.500ha. Về chăn nuôi, chỉ đạo các địa phương thường xuyên vận động bà con sau khi xuất đàn thì thực hiện tái đàn trở lại để đảm bảo duy trì đàn chăn nuôi của tỉnh và phục vụ tốt nhu cầu thị trường, nhất là đàn heo, gà, vịt. Nếu thực hiện tốt các giải pháp trên sẽ góp phần giúp cho ngành nông nghiệp tỉnh đạt chỉ tiêu về GRDP vào cuối năm theo kế hoạch là 2,25%, đồng thời tạo tiền đề cho năm 2022 và những năm tiếp theo. Hiện nay, do điều kiện giá vật tư nông nghiệp ở mức cao nên tạo áp lực không nhỏ cho người dân trong việc khôi phục sản xuất. Như vậy, UBND tỉnh có tính đến giải pháp gì trong vấn đề này, thưa ông ? - UBND tỉnh có đề nghị ngành nông nghiệp tỉnh sớm đề xuất được việc hỗ trợ một phần chi phí đầu vào cho người dân, trong đó đặc biệt quan tâm đến cây ăn trái. Vì theo phản ánh của một số địa phương trong tỉnh, do giá phân bón ở mức cao nên có nhiều nhà vườn trồng cây ăn trái rất hạn chế chăm bón cho cây trồng của mình. Do đó, nếu sớm được hỗ trợ một phần kinh phí đầu vào sẽ tạo điều kiện cho nhà vườn phát triển sản xuất, tạo thu nhập và đảm bảo đạt sản lượng cao về trái cây vào cuối năm. Tỉnh khuyến cáo người dân chăn nuôi gia súc, gia cầm nhằm phục vụ nhu cầu thị trường trong những tháng cuối năm. Bên cạnh chỉ đạo sản xuất thì UBND tỉnh có những lưu ý gì trong khâu tiêu thụ nông sản vào thời gian tới, thưa ông ? - UBND tỉnh cũng yêu cầu ngành nông nghiệp phối hợp với các ngành liên quan và địa phương trong tỉnh tiếp tục triển khai các giải pháp hiệu quả trong tiêu thụ nông sản cho người dân trong điều kiện dịch Covid-19 như đã thực hiện thời gian qua. Trong đó, ngành nông nghiệp và công thương tỉnh tiếp tục liên kết, kết nối với nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trong và ngoài tỉnh để góp phần tiêu thụ nông sản còn tồn đọng cho bà con. Mặt khác, các địa phương trong tỉnh tiếp tục phát huy tính hiệu quả của những đội thu gom nông sản ra các điểm tập kết để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong khâu vận chuyển. Ngoài ra, UBND tỉnh sẽ quan tâm, hỗ trợ các HTX trong việc liên kết để hình thành kênh tiêu thụ nông sản theo hình thức mới như đã thực hiện. Đó là hình thức thực hiện combo cho một đơn hàng với nhiều loại mặt hàng đi kèm trong một hóa đơn đã làm rất hiệu quả. Chẳng hạn, HTX Kỳ Như ở huyện Phụng Hiệp có combo chả cá thát lát đi kèm với khổ qua, trứng vịt và một số loại rau, củ, quả khác. Từ những combo này đang được các HTX trong tỉnh tiêu thụ mạnh tại nhiều tỉnh, thành phố phía Nam. Qua đây, không chỉ giúp HTX có kênh phân phối mà còn góp phần tích cực trong việc tiêu thụ hàng nông sản tồn đọng cho bà con. Cụ thể, tính đến ngày 18-9, toàn tỉnh đã có gần 40.000 combo nông sản của nhiều HTX trong tỉnh được tiêu thụ, với giá bán từ 100.000-500.000 đồng/combo. Ngoài ra, UBND tỉnh cũng chỉ đạo ngành nông nghiệp tiếp tục phối hợp chặt với Tổ công tác 970 của Bộ NN&PTNT trong việc ghi nhận số lượng từng loại mặt hàng nông sản còn tồn đọng theo từng ngày, từ đó liên kết với Tổ 970 để sớm có kênh tiêu thụ cho bà con. Mặt khác, UBND tỉnh luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp có phương án sản xuất “3 tại chỗ” tốt nhằm sớm đi vào hoạt động để tiêu thụ nông sản tồn đọng cho người dân địa phương. Điển hình, tỉnh đang tập trung hỗ trợ cho Nhà máy đường Phụng Hiệp - thuộc Casuco sớm đi vào hoạt động để tiêu thụ khoảng 5.000ha mía cho bà con. Đồng thời, UBND tỉnh cũng phê duyệt phương án “3 tại chỗ” của Công ty Cổ phần Thủy sản Biển Đông Hậu Giang ở thành phố Ngã Bảy để sớm tiêu thụ khoảng 4.000 tấn cá da trơn của người dân trong tỉnh đang tồn đọng... Xin cảm ơn ông ! HỮU PHƯỚC thực hiện |