【kèo ma lai】Nhớ chiếc ghe hàng

时间:2025-01-12 17:48:06 来源:88Point

Nghe tiếng rao của mấy cái loa bán hàng trên xe gắn máy chạy ngoài lộ,ớchiếkèo ma lai chợt nhớ tiếng kèn ghe hàng mà mấy năm rồi vắng bóng, nhất là chỗ xe cộ dễ tới lui. Miền Hậu Giang cũng thế khi mà lộ xá thông thương, người ta chở hàng rao bán được trên xe, đi nhanh, bán được qua nhiều xóm ấp.

Nhưng có lẽ trong tâm thức của nhiều người, ghe hàng không mấy dễ quên.  Nó là tiệm tạp hóa di động tới lui thường kỳ trên một tuyến sông, kênh rạch để bà con đón đợi mua lấy những thứ cần thiết cho gia đình, cho bữa cơm, cho những lúc khách “khứa”, lúc “giỗ quải” nhưng còn thiếu mấy thứ… Ghe hàng cũng là ký ức tuổi thơ khi chờ tới là đòi mẹ mua bòn bon, bánh kẹo, bong bóng…

Nói như vậy có nghĩa là ghe hàng bán đủ thứ nhưng chỉ bán hàng để lâu được, còn thịt cá, rau quả thì ít. Hàng nào bán thường xuyên thì chủ ghe để gần cho dễ lấy, ít thì để xa, phía sau, cần thì bò vô lấy ra…

Hồi đó, ghe hàng (chèo phía trước) của chị Kim Xa, ông Ba Thùy ghé bến là mấy chị em con Phối, thằng Nghi chạy ùa xuống đòi mua này nọ. Nó thấy trong ghe hàng (ghe mui bít bùng từ trước ra sau, chừa cửa trước, bên hong có mấy lỗ nhỏ thông hơi, phía sau cửa nhỏ) đặt để, treo máng, đựng chứa đủ thứ. Nào là đường mía, đường cát vàng, nước mắm, nước tương, bột ngọt, dầu lửa, đậu, mè, củ cải muối, kim chỉ, dao kéo, đồ chơi, thao rổ thúng… Tụi nó không quên ngó mấy chỗ có bánh kẹo rồi đòi mua, mua nhiều không cho thì mua ít, miễn sao có để chia nhau ăn vì quanh xóm đâu có cái tiệm nào.

Tiệm tạp hóa di động này đi lại theo thời gian cố định. Đó là chủ ghe hàng chèo ra chợ lớn gần đó mua đủ thứ chứa trên ghe rồi chèo một vòng quanh các tuyến sông, kênh quen thuộc bán, để khi gần hết hàng thì cũng gần chợ cũ mà “bổ hàng” cho khỏi “mắc công”. Một chuyến ghe hàng như vậy thường lời nhiều hơn lỗ vì họ “độc quyền” bán mấy thứ kể trên.

Hồi đó, đi ruộng rẫy, mẹ hay dặn ở nhà đón ghe hàng mua đồ, nào là nước mắm kho, đường mía, muối hột… Hay nhà có khách, mẹ và chị thường đón ghe hàng mua thêm “mồi” cho bữa cơm thêm nhiều món, lúc đó chen vào xin mua cho mình mấy cái bong bóng, thổi lên bự, thấy có “mặt trăng” - chỗ mỏng của bong bóng sẽ mau xì hơi, thì đổi lại…

Nhớ ghe hàng hồi ấy người ta còn nhớ ghe hủ tiếu, phê đá, bánh lọt… cũng bánh dưới sông, kênh ở chợ xã, cứ sáng là ngun ngút khói, rao mời rộn rã.

Hơn chục năm nay, khi trồng trọt, chăn nuôi dễ, nhiều nhà có xuồng, vỏ máy đi chợ thì ghe hàng của chị Kim Xa, ông Ba Thùy chịu cảnh bán ít, lời “meo”, lâu hơn mới xong chuyến hàng. Rồi kinh tế phát triển, lộ xá mở rộng, nhà nhà có xe gắn máy, đi chợ mua này nọ thuận tiện, xe gắn máy chạy cùng xóm bán đủ thứ hàng thì chị và ông lại càng khó khăn, lỗ lã vì phải đi xa bán hàng… Bây giờ ít ghe hàng lắm, có chăng là ở vùng sâu, vùng xa nghèo, không lộ xe, chứ có thì người ta chạy xe cộ hàng tới nơi bán đủ thứ.

Nhớ ghe hàng người ta nhớ đủ thứ của một thời nghèo khó, cực nhọc, ăn uống kham khổ… So hiện tại đại đa số dân mình khá hơn, đi lại dễ dàng, giao thương khắp chốn, ăn uống no đủ mà thấy mừng !

Bây giờ đi khắp nơi lại lấy xe hàng chứ không phải ghe hàng. Bà con cộ trên xe bán chủ yếu vài loại hàng chung cách bảo quản, đại khái là hàng khô và hành ướt. Như mùng mền chiếu gối nệm; rau hành cải cá mắm; bánh mứt; dao kéo búa; cá tươi các loại… Phạm vi hoạt động của xe hàng rộng hơn ghe hàng nhiều, có thể là liên tỉnh. Xong một chuyến xe hàng, thường một ngày, bà con về nhà, rạng sáng hôm sau chuẩn bị hàng cho ngày mới…

Ghe hàng đã hết vai trò lịch sử, rồi xe hàng cũng vậy. Nhớ ghe hàng lại nhớ tiếng kèn của nó, nghe tiếng loa rộn xóm là biết xe hàng. Có người nói, giao thoa với xe hàng hiện nay là mua và giao hàng trực tuyến. Điều này chắc đa số tán thành.

Ghe hàng, xe hàng, giao hàng trực tuyến là chuyển động của kinh tế phản ánh đời sống xã hội. Bây giờ cứ thấy xe hàng, trực tiếp giao hàng là nhớ da diết ghe hàng; nó khác nhiều, khác lắm cảnh đón đợi xe hàng, nhận hàng trực tuyến !...

TRÍ THỨC

推荐内容