Tăng trưởng chậm lại,ăngtrưởngchậmlạinềnkinhtếkỹthuậtsốĐôngNamÁvẫndựkiếnđạttỷUSDtrongnănhận định kèo real nền kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á vẫn dự kiến đạt 200 tỷ USD trong năm nay
Việt Nam được dự đoán sẽ là quốc gia có nền kinh tế kỹ thuật số tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á trong 3 năm tới.
Nền kinh tế internet ở ASEAN đang chậm lại sau nhiều năm tăng trưởng nóng.
Theo nghiên cứu từ Google, Temasek Holdings Pte và Bain & Co., chi tiêu trực tuyến trong khu vực sẽ tăng khoảng 20% trong năm nay lên 200 tỷ USD, chậm lại so với mức 38% một năm trước đó. Báo cáo dự đoán nền kinh tế số ASEAN sẽ đạt 330 tỷ USD vào năm 2025, giảm so với dự kiến trước đó là 363 tỷ USD.
Đây là lần đầu tiên Google hạ dự báo tăng trưởng cho thị trường internet Đông Nam Á. Số lượng người tiêu dùng sử dụng dịch vụ di động và trực tuyến vẫn đang tăng nhanh nhưng họ đang phải hạn chế chi tiêu trong bối cảnh lạm phát và lãi suất tăng - tương tự như nhiều khu vực khác trên toàn cầu.
“Sau nhiều năm tăng tốc, tốc độ tăng trưởng kỹ thuật số ở Đông Nam Á đang bình thường hóa. Phần lớn những người chơi trong thị trường này đang chuyển từ ưu tiên thu hút khách hàng mới sang tương tác sâu hơn với khách hàng hiện có để tăng mức chi tiêu", các công ty chú thích trong báo cáo.
Báo cáo cũng chỉ ra tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tửở ASEAN tăng 16% trong năm nay, chậm lại so với mức tăng trong thời kỳ đại dịch. Mua sắm trực tuyến dự kiến đạt 211 tỷ USD vào năm 2025, giảm so với dự báo trước đó là 234 tỷ USD.
Ngoài thương mại điện tử, dịch vụ tài chính và du lịch cũng được kỳ vọng là lĩnh vực tiên phong thúc đẩy tăng trưởng kỹ thuật số của khu vực khi sẽ có thêm khoảng 20 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới trong năm 2022.
Theo báo cáo, số lượng giao dịch liên quan đến các công ty công nghệ trong khu vực vẫn tương đối ổn định ở mức khoảng 1.200 thương vụ trong nửa đầu năm nay. Các khoản đầu tư ở giai đoạn đầu đang tăng lên, trong khi các giao dịch ở giai đoạn sau đang bị ảnh hưởng bởi triển vọng niêm yết công khai trên thị trường vốn ngày càng mờ nhạt.
Các quỹ đầu tư mạo hiểm Đông Nam Á nắm giữ khoảng 15 tỷ USD "bột khô" vào cuối năm 2021, giảm so với mức 16 tỷ USD một năm trước đó.
(bột khô hay dry powder: dự trữ tiền mặt mà các tập đoàn và quỹ đầu tư tư nhân có sẵn để triển khai khi có cơ hội đầu tư hấp dẫn hoặc để vượt qua thời kỳ suy thoái.)
Stephanie Davis, phó chủ tịch Google Đông Nam Á chia sẻ với Bloomberg:
"Suy thoái kinh tế đã đến. Chúng tôi kỳ vọng (các công ty trong khu vực) có thể duy trì được đến nửa cuối năm nay hoặc năm sau. Trên thực tế, khoảng 3/4 công ty đầu tư mạo hiểm ở ASEAN dự kiến sẽ có sự sụt giảm trong định giá."
Indonesia vẫn là nền kinh tế kỹ thuật số lớn nhất khu vực, nơi chi tiêu trực tuyến được dự đoán sẽ tăng lên 130 tỷ USD vào năm 2025. Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong số sáu quốc gia được theo dõi bởi nghiên cứu (Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Philippines), tăng hơn gấp đôi về tổng giá trị hàng hóa được bán ra trực tuyến (GMV) trong ba năm tới.