【tỷ số bóng đá duc】“Đột phá” để “bứt phá”
Xung quanh vấn đề,Độtpháđểbứtphátỷ số bóng đá duc phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Hoàng Ngân, đại biểu Quốc hội của TP. HCM.
PV: Ông đánh giá thế nào về những cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển TP. HCM vừa được Quốc hội thông qua mới đây?
- Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Các cơ chế, chính sách vừa ban hành đáp ứng sự mong đợi lâu nay của nhân dân, cử tri TP. HCM. Trong đó, cơ chế được kỳ vọng nhất là về phân cấp, phân quyền. Chẳng hạn, HĐND TP được quyết định việc quy hoạch 10 ha đất lúa trở lên, quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A, thay vì do Thủ tướng quyết như trước. Những quy định này sẽ đẩy nhanh việc ban hành, ra quyết định, tháo gỡ nhiều khó khăn về quy trình, thủ tục, nhất là khi các dự án nhóm A của TP rất nhiều.
Một nội dung quan trọng nữa là cơ chế tài chính ngân sách. Theo đó, TP được quyết nâng mức thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường với mức trần 25%. TP. HCM là khu vực có thể xảy ra những tình huống cần có các sắc thuế mạnh hơn để kiềm chế, định hướng hành vi tiêu dùng, sản xuất kinh doanh. Hay cơ chế được giữ lại khoản thu từ cổ phần hóa, thoái vốn DNNN để đầu tư cơ sở hạ tầng. Theo tôi, đây là mũi tên trúng hai đích. Một là tạo nguồn lực cho TP đầu tư cơ sở hạ tầng tốt hơn. Hai là tạo sức ép TP đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa.
|
Về phân cấp, phần quyền giữa Chủ tịch UBND TP với chủ tịch quận huyện, TP. HCM là nơi có mật độ dân cư rất đông, nhiều quận huyện có số dân cư bằng một tỉnh thành khác nên việc phân cấp là rất phù hợp, cần thiết. Ngoài ra, cơ chế về thu nhập, tiền lương cũng tạo cơ hội cho TP thu hút nhân lực chất lượng cao, nâng cao hiệu quả dịch vụ công...
PV: Việc được áp dụng các loại phí, lệ phí mới hay tăng một số sắc thuế có ảnh hưởng thế nào, thưa ông?
- Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Nếu áp dụng các loại phí, lệ phí mới, hoặc điều chỉnh mức thuế, có thể chi phí sống ở TP sẽ cao hơn. Khi đó, người dân sẽ tính toán, giãn bớt nếu thu nhập của họ không đảm bảo. Nếu mặt bằng thuế, phí như nhau thì dĩ nhiên người dân sẽ tìm nơi nào chất lượng sống tốt hơn để đến đó. Do đó, việc điều chỉnh này có thể giảm tải một phần mật độ dân cư, giảm sự quá tải về trường học, bệnh viện… Như chúng ta đã biết, hiện nay tình trạng quá tải ở trường học, bệnh viện, hay giao thông ở TP là rất lớn. Nhiều trường học, bệnh viện quá tải, xuống cấp mà chưa có điều kiện nâng cấp. Do đó, việc tạo cơ chế để TP có nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng là rất cần thiết.
PV: Trong quá trình thảo luận, cũng có ý kiến cho rằng, các chính sách đặc thù cho TP. HCM dường như nghiêng về nguồn lực, chưa thấy rõ được được tính đột phá của cơ chế, ý kiến ông thế nào về quan điểm này?
- Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Tôi cho rằng không phải như vậy. Các cơ chế mới chính là điều mà đại biểu, nhân dân TP trông chờ nhất, đặc biệt là ở việc phân cấp, phân quyền như tôi đã nói ở trên. Nhìn lại quá trình phát triển, TP đã luôn là nơi thí điểm, hiến kế nhiều chính sách mới quan trọng về kinh tế. Thực chất, những đóng góp của TP về cơ chế là rất lớn, chứ không chỉ là nguồn thu như chúng ta vẫn thấy lâu nay.
Năm 1988, khi chúng ta chưa có Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp, TP đã thí điểm thành lập các công ty tư nhân. Do vậy, đến nay DN tư nhân đã là động lực quan trọng với TP, chiếm 60% GDP nhờ việc đi đầu thí điểm từ năm 1988 - 1989. Từ thực tiễn đó, năm 1991 chúng ta mới hình thành Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp. TP cũng là nơi đầu tiên thí điểm cổ phần hóa Công ty cơ điện lạnh (REE) năm 1992, sau đó mở ra việc cổ phần hóa trên cả nước từ năm 1996. Năm 1987, TP thành lập Ngân hàng Sài Gòn Công thương, năm 1988 – 1989 tiếp tục thành lập Ngân hàng Xuất nhập khẩu. Sau đó, chúng ta mới có điều kiện tổng kết thực tiễn, ban hành Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990. Rồi nhiều chính sách thí điểm khác như đổi đất lấy cơ sở hạ tầng ở Phú Mỹ Hưng, từ đó áp dụng ra các địa phương khác… Với những chính sách lần này, TP cũng sẽ tiếp tục làm mẫu về thể chế, vì vậy mà lần này nhiều địa phương khác cũng ủng hộ TP để kỳ vọng rồi đây có thể áp dụng cho cả nước, để các địa phương có thể tự chủ hơn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
PV: Xin cảm ơn ông!
Trao đổi với phóng viên TBTCVN, đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP. HCM cho rằng: “Với nghị quyết này, Chính phủ, Quốc hội đã tạo những điều kiện tốt nhất để TP. HCM phát triển. TP sẽ luôn nỗ lực vượt lên chính mình, không tạo áp lực khó khăn trong chính sách chung của quốc gia. Mặc dù Nghị quyết cho phép thí điểm các cơ chế, nhưng để áp dụng đều phải có các đề án cụ thể, đánh giá chi tiết mới đưa vào cuộc sống để việc thực hiện suôn sẻ. Về thuế, lệ phí, TP sẽ không thể đưa ra những quy định trói tay mình, mà phải tạo sự thông thoáng, đồng thuận của người dân TP. TP sẽ cố gắng tối đa để không phụ niềm tin của cử tri cả nước, của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ… để có sự bứt phá, thể hiện là đầu tàu của cả nước, vì cả nước”. |
Hoàng Yến (thực hiện)