发布时间:2025-01-25 18:07:23 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh
Giá trị
Sau 4 năm sưu tầm sách xưa,ưutầmthủbútthúchơitaonhãnhan đinh bong đá nhà sưu tập sách cổ Lê Duy Trường (đang làm việc ở Huế) bén duyên với thú sưu tầm thủ bút hơn một năm nay. Trường tập trung sưu tầm thủ bút của những tác giả là người Huế, như: Thái Văn Kiểm, Phạm Văn Diêu, Ngô Kha, Bửu Kế, Ưng Bình Thúc Giạ Thị…
Lê Duy Trường bên những cuốn sách có thủ bút sưu tầm được
Đến nay, nhà sưu tập trẻ này sở hữu khoảng 20 cuốn sách có thủ bút của những tác giả người Huế, như: thủ bút của Ưng Bình Thúc Giạ Thị trong cuốn ca Huế “Bán buồn mua vui” (1955) với nội dung “Gửi ưu thi hữu – Ưng Bình”; chữ ký của Ngô Kha trong tập thơ “Ngụ ngôn của người đãng trí”… Trong đó, chữ ký đề tặng của Ưng Bình Thúc Giạ Thị thì Duy Trường chưa tìm thấy cuốn sách thứ hai. Trường kể: “Những cuốn thủ bút này em mua được ở nhiều nơi, có thể là ở các quầy sách cũ, những người buôn chai bao ở Huế, hoặc qua tay của những người cùng niềm đam mê ở tận TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội”.
Công việc mua bán sách cũ đưa anh Hà Huy Chiến (quê ở Lộc An, huyện Phú Lộc, hiện sống ở Hà Nội) đến với thú sưu tầm thủ bút. Cái duyên này biến anh thành người may mắn sở hữu nhiều thủ bút của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, như: Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Xuân Diệu, Cù Huy Cận, Vũ Hoàng Chương, Ma Văn Kháng, Nguyễn Đình Lãm… Đến nay, anh sưu tầm được 200 cuốn thủ bút. Anh Chiến dự định sẽ xây dựng tủ sách trưng bày thủ bút ở Huế để lưu giữ, giới thiệu những cuốn sách quý này.
Không dừng ở sách có lời đề tặng, anh Chiến còn sưu tập được quyết định tiếp nhận Tô Hoài, Phan Cự Đệ vào Hội Nhà văn Việt Nam; bản tự kiểm thảo của Nguyễn Huy Tưởng có chữ ký của tổ nhận xét gồm: nhà thơ Xuân Diệu, họa sĩ Phan Kế An, kiến trúc sư Ngô Tôn Đệ, họa sĩ Tô Ngọc Vân… Hay bức thư của nhà văn Nguyễn Công Hoan năm 1965 đánh giá về cuộc tranh luận văn nghệ giữa chủ nghĩa duy tâm và duy vật; kế hoạch đăng ký sáng tác tác phẩm của Tô Hoài, Tế Hanh gửi Hội Nhà văn Việt Nam. Mới đây, anh còn mua được cuốn “Nghiên cứu về hề chèo” có thủ bút của nhà nghiên cứu văn hóa Hà Văn Cầu, trong đó có minh họa vẽ bằng tay của họa sĩ Bùi Xuân Phái. Anh cũng đang thương lượng với một cụ ông có mối quan hệ thân thiết với Nguyễn Bính để mua lại thủ bút của nhà thơ chân quê này.
Chơi, nhưng không dễ
Thủ bút trên sách thường là lời đề tặng kèm theo chữ ký của tác giả, những bản thảo, tờ giấy viết tay, lời ghi chú, nhận xét về nội dung được lưu giữ trong một cuốn sách nào đó. Nhiều khi là bài thơ, hoặc là cảm xúc của chính tác giả. Với những người sưu tầm sách cũ, không gì “sướng” bằng có duyên mua được quyển sách có thủ bút hiếm. Duy Trường chia sẻ: “Một tác phẩm có nhiều bản in để bán nhưng tác giả chỉ để lại vài cuốn đặc biệt được in trên loại giấy đẹp hơn để dành tặng thân hữu. Những cuốn sách xưa vốn đã quý, những bản có thủ bút lại càng quý hơn. Bút tích trong những bản được tặng thường làm cho cuốn sách chắc chắn là độc bản và giá trị của sách cũng tăng lên”.
Thủ bút của Ưng Bình Thúc Giạ Thị
Anh Chiến cho hay: “Tên tác giả và người được tặng sách càng nổi tiếng thì thủ bút càng giá trị”. Tuy vậy, giới sưu tầm cho rằng, không hẳn tác giả càng nổi tiếng thì thủ bút càng quý hiếm. Thủ bút của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, như Nguyễn Tuân, Hoàng Cầm, Phùng Quán… không hiếm vì bút tích của họ còn lưu lại rất nhiều. Chỉ có bút tích của Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Nam Cao, Phạm Duy Tốn… được cho là rất hiếm, càng hiếm lại càng quý.
Huế chưa có nhiều người sưu tầm thủ bút nhưng người đam mê thú chơi này ở Việt Nam khá đông. Họ thành lập các CLB và chia sẻ, trao đổi thông tin trên các trang mạng, như CLB sachxua.net. Theo những người sưu tầm, thú chơi này giống như hành trình đi tìm lại những hình bóng từng hiện hữu một thời. Anh Chiến bộc bạch: “Sách in cả ngàn cuốn nhưng người ta chỉ tặng 1-2 người, nhiều khi không tặng ai cả. Việc sưu tầm được thủ bút của ai đó là cơ duyên. Có lần, khi người ta chuẩn bị đưa một bao tải sách cũ vào máy nghiền giấy thì tôi đến, mở ra tìm được nhiều cuốn sách cũ có thủ bút”.
Để sưu tầm được thủ bút cần có kiến thức, niềm đam mê, thời gian và tài chính, vì sách có thủ bút đắt hơn nhiều lần so với bản thường. Để tìm kiếm thủ bút, Trường tiếp cận qua nhiều kênh: những cửa hàng sách cũ, những nhà nghiên cứu, những người sưu tầm ở Huế. Mỗi khi có dịp đi đến các tỉnh khác, bao giờ Trường cũng dành thời gian lục lọi ở các quầy sách cũ và để lại số điện thoại liên hệ. Khó vậy nên khi bắt gặp thủ bút của người mình muốn tìm, Trường hét lên vui sướng: “Những lúc buồn, căng thẳng trong công việc em lại đem thủ bút ra ngắm nghía, nhớ lại lúc mình đi tìm nó... cảm giác rất hào hứng. Em cũng đang cố gắng sưu tầm thủ bút của những tác giả người Huế, từng sống và làm việc ở Huế, như: Nguyễn Thế Anh, Đào Duy Anh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Bội Châu…”.
Nhiều người sưu tầm sách trong CLB sachxua.net đều cho rằng, đọc và cảm nhận vài câu chữ để lại trên sách từ mấy chục năm trước là một điều vô cùng thú vị. Theo anh Vũ Hà Tuệ, một kiến trúc sư trẻ mê sưu tầm sách, thành viên CLB sachxua.net, thủ bút trên sách tạo sự kết nối vô hình giữa người viết và người đang gìn giữ cuốn sách. Dù mất nhiều thời gian, công sức nhưng người sưu tầm sẽ có những khám phá vô cùng thú vị về những nhà văn, nhà thơ mà mình yêu mến.
MINH HIỀN
相关文章
随便看看