【fiorentina vs torino】Thủ tục hành chính lĩnh vực tài chính ngày càng đồng bộ, minh bạch

时间:2025-01-12 09:47:39 来源:88Point

Thường xuyên rà soát bãi bỏ các thủ tục không phù hợp

Ngay từ cuối năm 2021,ủtụchànhchínhlĩnhvựctàichínhngàycàngđồngbộminhbạfiorentina vs torino Bộ Tài chính đã xác định công tác cải cách hành chính (CCHC) là một trong những giải pháp hàng đầu, đóng vai trò thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phát triển của ngành năm 2022. Bộ Tài chính đã xây dựng và ban hành Kế hoạch CCHC năm 2022 với những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng nhằm tiếp tục đẩy mạnh và triển khai có hiệu quả công tác CCHC.

Kế hoạch CCHC năm 2022 của Bộ Tài chính đã bám sát 7 nội dung của công tác CCHC, đề ra 63 nhóm nhiệm vụ với 159 sản phẩm, hoạt động đầu ra cụ thể, xác định rõ căn cứ, trách nhiệm của từng đơn vị chủ trì, phối hợp cũng như tiến độ rõ ràng. Trong quý I/2022, Bộ Tài chính đã triển khai thực hiện 117/159 nhiệm vụ theo kế hoạch, trong đó, đã hoàn thành 19 nhiệm vụ, triển khai 56 nhiệm vụ thường xuyên có hiệu quả và đảm bảo tiến độ, đang tiếp tục thực hiện 42 nhiệm vụ theo kế hoạch.

Nguồn: Bộ Tài chính						    		 	     Đồ họa: Hồng Vân
Nguồn: Bộ Tài chính Đồ họa: Hồng Vân

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã ban hành các kế hoạch hành động thực hiện nghị quyết của Chính phủ về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022.

Về cải cách thủ tục hành chính (TTHC), những tháng đầu năm, Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện kiểm soát chặt chẽ các TTHC thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý nhằm mục tiêu cải cách TTHC một cách toàn diện và hiệu quả, thực hiện tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tính từ ngày 15/12/2021 đến ngày 14/3/2022, đã thực hiện đánh giá tác động đối với 2 TTHC tại các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý. Trên cơ sở đó, đã lựa chọn các phương án, giải pháp tối ưu cho việc ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung TTHC thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính. Tính đến nay, tổng số TTHC của Bộ Tài chính còn hiệu lực là 876 TTHC, trong đó: lĩnh vực thuế là 284 TTHC; lĩnh vực hải quan là 243 TTHC; lĩnh vực kho bạc nhà nước là 11 TTHC; lĩnh vực dự trữ là 7 TTHC; lĩnh vực chứng khoán là 104 TTHC; lĩnh vực tài chính chung là 227 TTHC.

Bộ Tài chính thường xuyên rà soát, đánh giá TTHC nhằm đề xuất bãi bỏ những TTHC không còn phù hợp, hoặc sửa đổi theo hướng cụ thể, rõ ràng, đơn giản, tăng tính khả thi cho cá nhân, tổ chức thực hiện.

Tạo hiệu ứng nâng cao hiệu quả trong tất cả lĩnh vực tài chính

Với vai trò là thành viên Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ, trong thời gian qua, Bộ Tài chính bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các chương trình, kế hoạch của Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ, coi CCHC là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và quyết liệt triển khai công tác này một cách đồng bộ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực tài chính.

Vì vậy, công tác CCHC của Bộ Tài chính không chỉ đạt kết quả tích cực trong từng lĩnh vực riêng lẻ, mà giữa các lĩnh vực đã có sự bổ trợ cho nhau, tạo hiệu ứng nâng cao hiệu quả CCHC trong tất cả lĩnh vực tài chính; từ đó đã tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho người dân, doanh nghiệp, hỗ trợ phục hồi sau đại dịch Covid-19; góp phần phát huy mọi nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Đã bãi bỏ thêm 22 thủ tục hành chính

Tính từ ngày 15/12/2021 đến ngày 14/3/2022, Bộ Tài chính đã ban hành 3 quyết định công bố bãi bỏ 22 thủ tục hành chính (TTHC); sửa đổi, bổ sung, thay thế 45 TTHC; công bố mới 2 TTHC trong các lĩnh vực: hải quan, thuế và tài chính ngân hàng. Trên cơ sở quyết định công bố TTHC, Bộ Tài chính đã thực hiện việc công khai, cập nhật đầy đủ và kịp thời lên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính và trụ sở cơ quan tiếp nhận, thực hiện TTHC theo đúng quy định.

Đáng chú ý, công tác cải cách thể chế lĩnh vực tài chính và những nỗ lực trong triển khai thực hiện với các giải pháp điều hành cụ thể, thiết thực đã tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, bám sát yêu cầu CCHC. Qua đó, công tác này không chỉ góp phần hoàn thiện khung khổ pháp lý trong lĩnh vực tài chính - ngân sách nhà nước, mà còn tích cực hỗ trợ cho công cuộc phòng, chống đại dịch Covid-19, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ứng phó với dịch bệnh.

Những cải cách của ngành Tài chính thời gian qua thường nhận được sự khen ngợi từ dư luận. Nhiều chuyên gia đồng tình cho rằng, các TTHC lĩnh vực tài chính ngày càng được hoàn thiện theo hướng thống nhất, đồng bộ, đơn giản, công khai, minh bạch, tăng tính liên thông, ứng dụng tối đa công nghệ thông tin; tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận và thực hiện TTHC; đồng thời góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, thời gian qua, Bộ Tài chính đã chủ động, quyết liệt triển khai chủ trương xây dựng chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số và nền kinh tế số, từng bước đưa ứng dụng công nghệ thông tin trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình quản lý và điều hành ngân sách và tài chính. Nhất là trong lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, người dân, doanh nghiệp và những người sử dụng ngân sách đã được hưởng lợi từ quá trình này. Thời gian và chi phí có thể đong đếm được bằng tiền, nhưng sự tin tưởng của người dân và doanh nghiệp vào một Chính phủ công khai, minh bạch mới là kết quả đáng chú ý hơn cả.

Cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh

Bộ Tài chính xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có quy định TTHC theo hướng kiểm soát chặt chẽ việc ban hành TTHC, đánh giá tác động TTHC đầy đủ, kết hợp với nghiên cứu cắt giảm, đơn giản hóa TTHC chú trọng đối với lĩnh vực thuế, hải quan, ngân sách nhà nước tạo thuận thợi cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện.

Bộ Tài chính tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật, xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch. Đồng thời, thường xuyên thực hiện kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, xem xét, đánh giá về tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định nhằm kịp thời xử lý, hoặc kiến nghị xử lý các văn bản quy phạm pháp luật ban hành chưa đáp ứng yêu cầu, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính.

Bộ Tài chính bên cạnh việc tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định về kiểm soát TTHC, sẽ đánh giá tác động của TTHC ngay trong quá trình xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và rà soát TTHC trong quá trình thực thi; thẩm định, thẩm tra chặt chẽ việc quy định TTHC tại dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Được biết, thời gian tới, Bộ Tài chính tổ chức triển khai có kết quả Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025. Cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, kiên quyết loại bỏ các điều kiện đầu tư kinh doanh chủ quan, định tính, không rõ ràng, cản trở đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu các giải pháp để giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng tuân thủ thủ tục hành chính, giảm hoạt động thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh kiểm tra thuế, hải quan và các hoạt động kiểm tra chuyên ngành khác nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.

Trên thực tế, TTHC chỉ là phần xác, còn phần hồn đó chính là ý chí con người. Do đó, cùng với việc CCHC; rà soát, cắt giảm các TTHC, theo các chuyên gia, cần sắp xếp lại và đầu tư cho con người. Phải có nguồn nhân lực đủ trình độ đáp ứng trong tình hình mới, thì công tác cải cách mới đạt hiệu quả cao nhất.

推荐内容