游客发表
发帖时间:2025-01-25 15:35:02
Theốncácdoanhnghiệpdệtmaythamgiavàochuỗigiátrịtoàncầvdqg bồ đào nhao Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú, ngành dệt may nói chung vẫn còn bị động khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, chỉ tập trung vào những phần dễ làm, chủ yếu là gia công chứ chưa hướng đến nhu cầu của thị trường. Các DN cũng rất thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú phát biểu chỉ đạo tại hội thảo |
Cũng theo Thứ trưởng, chuỗi giá trị là những hoạt động nhằm tạo ra một sản phẩm hoặc một loại hình dịch vụ, thông qua các giai đoạn sản xuất và dịch vụ khác nhau đến khi phân phối tới tay người tiêu dùng cuối cùng và bỏ đi sau khi đã sử dụng.
Những hoạt động trong chuỗi giá trị có thể thực hiện trong phạm vi một doanh nghiệp được phân phối giữa các doanh nghiệp khác nhau, trong một địa lý nhất định hoặc trải rộng trong phạm vi doanh nghiệp hoặc trải rộng trong phạm vi nhiều quốc gia và trở thành chuỗi giá trị toàn cầu (GVCs).
Do đó, đây chỉ là cách tiếp cận mới, toàn diện hơn về phân công lao động quốc tế. Điều này có nghĩa là bất kỳ DN nào tham gia vào quá trình sản xuất một sản phẩm xuất khẩu đều có thể coi là đã tham gia vào GVCs.
Tuy nhiên, việc tiếp cận phân công lao động quốc tế theo GVCs sẽ giúp các DN hiểu rõ hơn về vị trí của mình trên trường quốc tế để có thể lựa chọn công đoạn tham gia phù hợp nhằm tối đa hóa lợi nhuận của mình. Chính vì thế, không còn cách nào khác nếu muốn phát triển và vươn ra các thị trường trong khu vực thì nhất thiết phải tham gia vào GVCs toàn cầu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Toàn cảnh Hội thảo APEC về thúc đẩy sự tham gia của các DNNVV vào chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành dệt may |
Tại các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, điển hình là ở Việt Nam, hiện có khoảng hơn 90% tổng số DN được xem là DNNVV. Do chiếm tỷ trọng rất lớn, lại giữ vai trò quan trọng không chỉ đối với tăng trưởng kinh tế, mà còn đối với việc ổn định an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm… các DNNVV lại cũng khá “nhạy cảm”, dễ bị tổn thương trong nền kinh tế bởi cả những yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau.
Bà Phạm Quỳnh Mai, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công Thương) không ngần ngại đưa ra những khó khăn của ngành dệt may dù có tốc độ tăng trưởng khá nhưng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành dệt may trong nước nếu thị trường này có những biến động bất lợi.
"Điều này cho thấy sự liên kết giữa các DN trong ngành còn nhiều vấn đề bất ổn. Tất cả những điểm yếu nội tại đó đang cản trở ngành dệt may Việt Nam phát triển bền vững và tạo được những vị trí nhất định khi tham gia vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu", bà Mai nhấn mạnh.
Các FTA và TPP tới đây sẽ tạo thuận lợi cho ngành dệt may Việt Nam cũng như nhiều quốc gia châu Á khác phát triển. Nếu làm tốt, tăng cường sự gắn kết, lợi thế giữa các DN, Việt Nam có cơ hội trở thành điểm đến cho chuỗi cung ứng sản phẩm dệt may thế giới.
Hội thảo APEC về thúc đẩy sự tham gia của các DNNVV vào chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành dệt may” nằm trong kế hoạch đã được các nhà lãnh đạo APEC thông qua nhằm thúc đẩy sự phát triển và hợp tác của các DN trong chuỗi giá trị toàn cầu. Theo đó, 5 lĩnh vực ưu tiên các DNNVV tham gia vào chuỗi cung ứng gồm: điện tử, ô tô, các sản phẩm y tế, nông nghiệp và dệt may. Việt Nam đăng cai chủ trì hội thảo trong lĩnh vực dệt may, bởi đây là ngành có thế mạnh và mũi nhọn trong chiến lược sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. |
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接