【chơi xì dách】Đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho tất cả dự án bất động sản
Dự thảo Thông tư cơ cấu nợ: Kỳ vọng tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cho doanh nghiệp Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường tài chính,Đẩynhanhhơnnữatiếnđộtháogỡvướngmắcpháplýchotấtcảdựánbấtđộngsảchơi xì dách trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản Chính phủ ra công điện gỡ vướng và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển Cải thiện dòng tiền cho dự án bất động sản là nhiệm vụ trọng tâm |
Quang cảnh hội nghị. |
Tập trung tháo gỡ khó khăn liên quan pháp lý, nguồn vốn, quy hoạch, tài chính, ngân hàng
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong 7 tháng đầu năm 2023, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, tình hình kinh tế - xã hội vẫn đạt được các kết quả cơ bản. Trong kết quả chung về kinh tế - xã hội có đóng góp rất quan trọng của lĩnh vực BĐS.
Thủ tướng nêu rõ, thị trường tồn tại những vấn đề kéo dài hàng chục năm, không thể xử lý trong ngày một ngày hai, song tinh thần khó khăn ở đâu tháo gỡ ở đó, khó khăn ở cấp nào thì cấp đó giải quyết, các chủ thể liên quan cùng nhau chung tay giải quyết.
Cần phân tích kỹ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, từ đó đưa ra nhiệm vụ, giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thị trường BĐS, tập trung vào các vấn đề liên quan tới pháp lý, nguồn vốn, quy hoạch, tài chính, ngân hàng, thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền…
Thông tin về những giải pháp liên quan đến nguồn vốn cho BĐS đã được ngành ngân hàng triển khai, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Đào Minh Tú cho biết, triển khai chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã chủ động, kịp thời điều chỉnh chính sách, ban hành và triển khai đồng bộ, tối ưu các công cụ và giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và DN tiếp cận vốn tín dụng, góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Cụ thể như: về điều hành lãi suất, NHNN đã liên tục điều chỉnh giảm 4 lần các mức lãi suất điều hành của NHNN trong 6 tháng đầu năm với mức giảm 0,5-2,0%/ trong bối cảnh mặt bằng lãi suất thế giới tiếp tục tăng cao và neo ở mức cao; điều đó tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp hơn, qua đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng. Cùng với đó, nhiều ngân hàng có những khoản vay ưu tiên, ưu đãi…
Về triển khai Chương trình 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, đến nay, có 9 địa phương gửi văn bản công bố danh mục dự án tham gia Chương trình tới NHNN với 23 dự án và 1 địa phương công bố trên Cổng thông tin điện tử (Phú Thọ) với 3 dự án. Tổng nhu cầu vay vốn của 26 dự án này là khoảng 12,8 nghìn tỷ đồng.
Ngày 16/6/2023, BIDV đã ký hợp đồng tín dụng tài trợ 1 dự án nhà ở xã hội tại tỉnh Phú Thọ tham gia chương trình với số tiền cấp tín dụng khoảng 95 tỷ đồng và đã giải ngân 20,5 tỷ đồng. Agribank cũng đã cấp tín dụng đối với 1 dự án với số tiền cam kết cấp tín dụng là 950 tỷ đồng, dự kiến giải ngân trong quý 3/2023. Đồng thời hiện nay, các ngân hàng thương mại (NHTM) đang chủ động tiếp cận với khoảng 16 dự án thuộc danh mục được công bố.
Các DN BĐS phải khẩn trương cơ cấu lại sản phẩm, nguồn lực
“Đối với lĩnh vực BĐS, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo TCTD ưu tiên cấp tín dụng cho các dự án có hiệu quả, các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư; hướng tín dụng vào đáp ứng các nhu cầu thiết thực của người dân về nhà ở. Đồng thời, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, kiểm soát mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng, nhóm khách hàng lớn, khách hàng có liên quan đến cổ đông lớn, người có liên quan của cổ đông của TCTD,...”, ông Đào Minh Tú thông tin.
Đại diện NHNN cũng đề xuất UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương công bố danh mục các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư, trong đó, các dự án được công bố phải đảm bảo đúng theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại Công văn số 1551/BXD-QLN cả về nội dung và hình thức công bố tránh tình trạng như thời gian qua công bố dự án nhiều nhưng tỉ lệ giải ngân lại chưa được nhiều.
Với DN BĐS, đại diện NHNN kiến nghị các DN, các tập đoàn BĐS phải khẩn trương cơ cấu lại sản phẩm, các nguồn lực, vấn đề vốn, vấn đề thị trường, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.
Đại diện các doanh nghiệp tham dự hội nghị. |
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn địa ốc Nova (Novaland) Bùi Thành Nhơn cho biết, trong bối cảnh các DN bị bào mòn do dịch bệnh, do lạm phát, do bất ổn toàn cầu, Nghị quyết 33 của Chính phủ ban hành như một nguồn oxy quý báu đúng thời điểm, giúp cộng đồng DN không rơi vào bất ổn, kịp thời ngăn chặn nhiều hệ lụy xấu ảnh hưởng đến nguồn lực tài chính, đến đà phát triển của quốc gia, đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và an sinh xã hội.
Các thành viên Chính phủ đã cùng với Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, các bộ, ban ngành đã công tâm, tận tình và trách nhiệm, giúp tháo gỡ khó khăn cho DN. Cho đến nay, các dự án của Novaland căn bản đã có hướng giải quyết cụ thể và đang trong tiến trình tháo gỡ.
Đại diện Tập đoàn Novaland kiến nghị Chính phủ đẩy nhanh hơn nửa tiến độ tháo gỡ triệt để các vướng mắc về pháp lý cho toàn bộ các dự án trên cả nước trong thời gian nhất định, trong thời gian ngắn nhất trên cơ sở nền tảng pháp luật nhất quán thông suốt từ Quốc hội - Chính phủ - địa phương.
Đồng thời, cần tăng cường xây dựng bảo đảm pháp lý cho kinh tế tư nhân yên tâm phát triển, không hình sự hoá kinh tế trên cơ sở ban hành các văn bản pháp lý, bảo vệ quyền tài sản của doanh nghiệp tư nhân và quyền lợi ích của doanh nhân theo quy định của pháp luật; tăng cường hỗ trợ chính sách để kinh tế tư nhân phát triển bền vững.
Nêu ý kiến tại hội nghị, ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Hưng Thịnh Corp cho rằng, hiện chủ đầu tư được tiếp cận vốn vay ngân hàng khi đã hoàn tất thủ tục đất đai và thủ tục xây dựng dự án. Nhưng do tình trạng pháp lý khó khăn thì những quy định về tiếp cận vốn sẽ tạo khó khăn cho DN trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng thực hiện dự án theo quy định.
Do đó, đại diện Hưng Thịnh Corp kiến nghị, trong ngắn hạn, ngân hàng cần điều chỉnh điều kiện cho vay linh hoạt theo từng giai đoạn như dự án có chấp thuận chủ trương đầu tư thì có thể được phép tiếp cận vốn vay. Những vấn đề này giúp DN, ngân hàng, người tiêu dùng luân chuyển dòng tiền, tạo thanh khoản... tạo ra công ăn việc làm, tăng chi tiêu của người dân.
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương cũng như các DN BĐS. Thủ tướng nhấn mạnh, các bộ, ngành, cơ quan có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản thuộc lĩnh vực quản lý; đề xuất xử lý đối với những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền.