当前位置:首页 > Thể thao

【tyle keo bong88】Nỗi lòng ngư dân vàm Ba Tỉnh

Báo Cà Mau(CMO) Vàm Ba Tỉnh thuộc ấp Mũi Tràm B, xã Khánh Bình Tây Bắc (huyện Trần Văn Thời). Hiện tại, vàm Ba Tỉnh có khoảng 120 hộ dân sinh sống. “Lúc trước, nơi đây có hàng trăm ghe biển lớn nhỏ ra vào khai thác rất náo nhiệt. Nhưng gần đây lượng ghe cứ giảm dần và chúng tôi đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn để bám trụ với nghề”, anh Lê Văn Thanh, ngư dân trẻ tuổi, nói như than.

Lắng lòng chuyện bồi lắng

“Nhiều khó khăn" mà anh Thanh muốn nói thì quan tâm nhất là nạn cát bồi lắng vàm Ba Tỉnh ngày một nhiều, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động khai thác của ngư dân. Tình trạng gãy chân vịt, bể hông ghe (do vướng cát, va đập vào chướng ngại vật), chìm ghe (do đậu bên ngoài cửa chờ nước lớn để vào vàm)… xảy ra thường xuyên.

Lú bát quái, loại ngư cụ mà ngư dân vàm Ba Tỉnh thường bị mất trộm.

Theo ông Hai Hoá (Nguyễn Văn Hoá, người dân cố cựu nơi đây), không phải bây giờ mà thực ra cửa vàm này đã cạn từ lâu lắm rồi. Bởi, trước đây cửa nằm cách xa ngoài biển khoảng 800 m. Sạt lở xa như thế đã làm cho cửa bị bồi lắng phù sa, trong khi cống Ba Tỉnh thường xuyên bị đóng lại để tích nước giữ rừng nên dòng chảy không được lưu thông. Trước đây, ngư dân đi khai thác gần bờ bằng phương tiện nhỏ nên còn dễ, bây giờ nhiều người đã sắm ghe công suất lớn hơn đi khai thác tầm trung và cát bồi lắng ngày càng nhiều hơn nên mới gặp khó.

Anh Trương Văn Sấm, con của gia đình ngư dân 3 đời bám biển, cho biết, khoảng năm 2013, Chi cục Thuỷ lợi tỉnh có đưa xáng vào thổi vét tuyến vàm và cuốc cát ở cửa vàm, nhưng chẳng bao lâu thì bồi lắng trở lại. Từ đó đến nay, hằng năm ngư dân phải hùn tiền để thuê cuốc múc cát, có năm phải cuốc 2 lần, nhưng vẫn không hiệu quả. Khi ra khơi thì phải chờ nước lớn và thậm chí phải nhờ mấy ghe nhỏ kéo tiếp, còn khi vào bờ gặp nước rong phải đậu bên ngoài chờ. Vì vậy, hiện nay không ít ngư dân có người thân ở Khánh Hội, Đá Bạc đã di tản đến đó để thuận tiện cho việc đánh bắt, vàm Ba Tỉnh ngày một tĩnh lặng.

...và cả chuyện mưu sinh trên biển

“Bây giờ chúng tôi không thể chủ động được thời gian ra khơi nên đôi khi bị lỡ con nước. Lúc đậu ghe ngoài cửa chờ nước lớn thì bên cạnh nỗi lo sóng lớn bất ngờ làm lật ghe, chúng tôi còn phải tốn thêm chi phí thuê phương tiện nhỏ ra vận chuyển tôm, cá vào bờ để tiêu thụ. Cho nên, bù trừ những chi phí: đóng góp nạo vét cửa vàm, vận chuyển, thiệt hại phương tiện do sự cố vì cửa cạn… số lượng khai thác tuy bằng nhau nhưng thu nhập của ngư dân nơi đây thấp hơn so với nơi khác!”, anh Sấm phân trần.

Không chỉ bức bối chuyện bồi lắng mà bước đường mưu sinh trên biển, ngoài rủi ro thiên tai, dông bão thì ngư dân nơi đây còn phải đối mặt với nạn trộm cắp và tranh giành “địa bàn” khai thác.

Anh Sấm cho biết, vỏ ốc (dùng để bắt mực tua, gọi là ốc mực) giá khoảng 12.000 đồng/cái, một dây ốc mực thì có hàng trăm con ốc như thế. Cho nên, mất vài dây ốc mực thì ngư dân phải tốn hàng triệu đồng để đầu tư mới, mà mua ốc mực không phải lúc nào cũng có. Những đối tượng trộm cắp dùng vỏ nhỏ (máy cải tiến) đến cắt trộm vào đêm tối, mặc dù biết có người canh chừng. Không chỉ anh Sấm mà nhiều hộ ngư dân khác đã từng ngậm ngùi “của đau con xót”.

Thiệt hại nặng nề hơn là mất lú. Một cái lú giá khoảng 400.000 đồng và thường thì ghe nhỏ bủa khoảng 200 cái, còn ghe có công suất lớn hơn thì khoảng 1.000 cái, nghĩa là đầu tư loại ngư cụ này thì mỗi hộ ngư dân phải tốn từ 80-400 triệu đồng.

“Tối, tôi đi bủa gần 500 cái lú, sau đó kiểm tra cẩn thận và chờ với hy vọng sẽ được nhiều cá, tôm. Thế nhưng, sáng hôm sau ra gỡ lú phát hiện mất gần 200 cái”, anh Lý Việt Quốc nhắc lại chuyện mất lú vừa rồi với vẻ mặt buồn so.

Chuyện cát bồi lắng, bất ổn an ninh trật tự trên biển khu vực vàm Ba Tỉnh đã kéo dài từ nhiều năm nay, không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế hộ gia đình của ngư dân, mà số ghe chuyển đi các cửa biển khác ngày càng nhiều, đồng nghĩa nguồn lợi thuỷ sản khai thác được họ cũng bán cho nơi khác. Vậy là điểm thu mua tại vàm Ba Tỉnh thất thu, việc thu ngân sách Nhà nước ở địa phương cũng giảm theo./.

Theo ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây Bắc, khó khăn, phức tạp nơi vàm Ba Tỉnh, xã đã nhiều lần kiến nghị về trên, nhưng đến nay ngành chức năng vẫn chưa có giải pháp nạo vét căn cơ. Còn nạn trộm cắp, các lực lượng phối hợp bắt quả tang không phải dễ, nhưng việc xử lý của pháp luật còn nhẹ nên chưa đủ sức răn đe. Trong khi đó, các ghe tỉnh bạn đến khu vực này khai thác thường cảnh giác và có nhiều cách đối phó khi phát hiện có lực lượng phối hợp kiểm tra.

Mỹ Pha

分享到: