Doanh số mua sắm online của hệ thống siêu thị Saigon Co.op tăng đột biến do ảnh hưởng tâm lý lo ngại dịch bệnh lây lan. |
Đường dây đánh bạc nghìn tỷ qua mạng Powgs.com bị triệt xóa | |
Ấm áp tình người giữa mùa dịch corona | |
Giữa dịch corona,ánquamạnggiatănggiữamùadịsoi kèo trận argentina thu ngân sách vẫn tăng 4,8% | |
Người nổi tiếng quá khích trên mạng xã hội |
Doanh số hàng tiêu dùng thiết yếu tăng mạnh
Theo thông tin từ một số siêu thị trên địa bàn TPHCM, doanh số nhiều mặt hàng tiêu dùng nhanh đã tăng khá mạnh do ảnh hưởng tâm lý mua sắm, tích trữ của người tiêu dùng xuất phát từ các lo ngại về dịch bệnh. Theo thông tin từ siêu thị Emart doanh số bán ra của siêu thị này ở thời điểm sau Tết đã tăng khá cao so với cùng thời điểm năm ngoái.
Với mức tăng trưởng doanh số ở mức 2 con số, thậm chí có ngày doanh số của Emart tăng lên tới 40% trong đó chủ yếu tập trung vào các mặt hàng thực phẩm tươi sống, đồ khô, mì gói, gia vị, hoá mỹ phẩm (chủ yếu là các loại nước rửa tay, nước sát khuẩn).
Theo đại diện Emart, doanh số ngành hàng tiêu dùng nhanh ước tính tăng hơn 50%, có những ngành tăng vượt bậc như thực phẩm khô là tăng 1,5 lần, giấy vệ sinh gần gấp đôi, hóa mỹ phẩm 50%...
Tương tự, tại hệ thống phân phối của Liên hiệp hợp tác xã thương mại TPHCM (Saigon Co.op), sức mua các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu: các mặt hàng tươi sống như thịt cá, rau củ quả, mì gói, dầu ăn, gạo, hàng đông lạnh của hệ thống siêu thị Co.opmart, Co.opXtra... đã tăng từ 20 đến 40% tùy ngành hàng.
Theo đại diện của Saigon Co.op, mặc dù tổng lượng khách giảm nhưng giá trị trung bình có hóa đơn tăng mạnh do người tiêu có xu hướng dùng mua để tích trữ dùng trong 5-7 ngày để hạn chế phải đến những chỗ đông người, chỉ nhóm hàng tươi sống là từ 2-3 ngày phải đi mua một lần. Đặc biệt, số lượng đơn hàng đặt qua điện thoại đã tăng gần 20 lần so với thời điểm trước Tết. Riêng trang web đặt hàng online cũng ghi nhận lượng giao dịch tăng đột biến. Trong đó các mặt hàng được đặt nhiều nhất là khẩu trang y tế, các loại gel rửa tay, nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn, nước lau nhà và một số loại đồ dùng, thực phẩm thiết yếu.
Xu hướng lựa chọn các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng để phòng chống dịch bệnh cũng khiến cho doanh số của một nhà hàng chay tại quận Tân Phú tăng gấp đôi kể từ thời điểm sau Tết. Theo đại diện nhà hàng này, doanh số bán các món chay của nhà hàng này đã tăng từ 20-30 triệu đồng/ngày lên 40-50 triệu đồng vào ngày thường và tăng gấp 5-6 lần vào các ngày chay.
Nhiều dịch vụ vắng khách
Trong khi các siêu thị vẫn duy trì doanh số khả quan nhờ thế mạnh từ việc cung cấp mặt hàng thực phẩm thiết yếu cũng như tạo ra được sức hút từ các chương trình khuyến mãi, giảm giá sau Tết thì tình hình kinh doanh tại các trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi lại không mấy khả quan. Đại diện một hệ thống cửa hàng tiện lợi 24/7 tại TPHCM cho biết, doanh thu bán ra của nhiều cửa hàng thuộc hệ thống này đã sụt giảm tới 40% so với thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu như hiện nay.
Tương tự ghi nhận sức mua từ các trung tâm, cửa hàng thời trang, siêu thị điện máy và hoạt động tại các trung tâm thể dục, thể thao, đặc biệt là các điểm vui chơi dành cho trẻ em cũng đã có sự giảm sút đáng kể do tâm lý lo ngại nguy cơ dịch bệnh lây lan ở những chỗ tập trung đông người. Điển hình như hệ thống phòng tập trung tâm California đã áp dụng chính sách bảo lưu từ 1 đến 2 tháng cho hội viên để phòng tránh, dịch bệnh lây lan. Ghi nhận ở một số hệ thống phòng tập lớn khác cũng cho thấy lượng người tới tập luyện yoga giảm đi phân nửa khi dịch bệnh có xu hướng diễn biến phức tạp hơn.
Trong một báo cáo nhận định về tác động của dịch Covid-19 tới một số ngành mới công bố gần đây, Công ty Chứng khoán SSI nhận định, đối với ngành bán lẻ, hoạt động mua sắm tại các cửa hàng sẽ giảm do người tiêu dùng hạn chế đến những nơi công cộng để tránh khả năng lây nhiễm virus corona, và tiêu dùng sẽ chuyển hướng sang các sản phẩm bảo vệ sức khỏe cần thiết (dược phẩm) thay vì các mặt hàng công nghệ. Đồng thời, thói quen tiêu dùng có thể sẽ chuyển từ thương mại truyền thống (chợ truyền thống) sang hình thức thương mại hiện đại và mua sắm trực tuyến để đảm bảo an toàn vệ sinh.
Theo Sở Công Thương TPHCM, thành phố đã chuẩn bị một lượng hàng hóa lớn để chống dịch đảm bảo sẽ không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa. Cụ thể, nguồn hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trong quý 1/2020 trên địa bàn thành phố đã tăng 30-40% so với cùng kỳ năm 2019. Trong trường hợp dịch bệnh lan rộng cộng đồng, các doanh nghiệp sẽ tổ chức các chương trình cung cấp miễn phí các sản phẩm thực phẩm thiết yếu cho người tiêu dùng. Đặc biệt, trong trường hợp dịch bệnh lan rộng trong cộng đồng, người tiêu dùng có tâm lý dự trữ hàng hóa, Sở Công Thương chủ động làm việc với các hệ thống phân phối có kế hoạch phân phối, cung ứng hàng hóa theo hình thức, phương thức phù hợp, tránh tình trạng đứt hàng cục bộ gây tâm lý hoang mang; vận động các DN sản xuất, kinh doanh có chính sách, chế độ chăm lo người lao động hợp lý để an tâm tăng gia sản xuất, đảm bảo nguồn thực phẩm cung ứng trong gia đoạn cấp bách, nên mọi người cũng không cần quá lo lắng mua đồ về tích trữ. |