Chia sẻ về việc Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU) tham gia ký kết hiệp định thương mại tự do EVFTA,ệpđịnhEVFTACơhộivàngchongànhdagiàyViệlich thi đấu al nassr bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho rằng đây là động lực tốt cho tăng trưởng của ngành da giày Việt Nam. Theo bà Xuân, ngành da giày Việt Nam đang là nước xuất khẩu giày dép lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc; kim ngạch xuất khẩu sản phẩm giày dép của Việt Nam tăng liên tục trong những năm qua. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm trong năm 2013 chỉ đạt 8,4 tỷ USD và tăng vọt lên 19,5 tỷ USD vào năm 2018. Riêng trong 5 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt 7,11 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2018. Khi EVFTA được ký kết hoạt động xuất khẩu da giày vào EU sẽ có nhiều thuận lợi, thuế suất giảm sẽ về 0%. Trong đó, mức thuế sản phẩm chủ lực giày thể thao (chiếm tới 2/3 tổng lượng giày xuất khẩu vào EU) sẽ giảm ngay, thay vì chịu mức bảo hộ 7 năm như giày da. So với các đối thủ cạnh tranh khác, sản phẩm giày, dép của Việt Nam sẽ được hưởng chênh lệch thuế từ 3,5 - 4,2% khi xuất khẩu vào EU nên tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn. Quy tắc xuất xứ áp dụng như Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) cũng khá thuận lợi nên chắc chắn dòng đơn hàng dịch chuyển về Việt Nam sẽ rất nhiều và vấn đề chỉ còn là doanh nghiệp trong nước sẽ đón nhận cơ hội từ Hiệp định này ra sao. Đại diện Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam nhấn mạnh, điều quan trọng của các doanh nghiệp trong ngành dệt may mong chờ khi khi EVFTA có hiệu lực chính là đa phần các dòng thuế giảm về 0% (trong vòng 7 năm). Việc này tạo đà tốt hơn cho xuất khẩu giầy dép vào EU. EVFTA là động lực tốt cho tăng trưởng của ngành da giày Việt Nam. Ảnh minh họa |