【giải bóng đá nhật】Về một ngôi tháp Chăm trang trí rắn Naga đậm đặc

时间:2025-01-25 09:59:10 来源:88Point

VHO - Có lẽ không một ngôi tháp Chăm nào trang trí rắn Naga nhiều như ở tháp Dương Long (Bình Định). Đặc biệt,ềmộtngôithápChămtrangtrírắnNagađậmđặgiải bóng đá nhật biểu tượng linh vật năm Ất Tỵ 2025 được lấy cảm hứng từ tạo hình rắn thần Naga năm đầu, mang nét đặc sắc của văn hóa Champa Bình Định.

 Về một ngôi tháp Chăm trang trí rắn Naga đậm đặc - ảnh 1
Điểm nổi bật của tháp Dương Long thể hiện ở sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống nghệ thuật Champa với nghệ thuật Khmer

 Vậy Naga có ý nghĩa như thế nào? Ông Bùi Tĩnh, Giám đốc Bảo tàng Bình Định cho biết: Naga trong tiếng Phạn có nghĩa là rắn lớn, nhằm chỉ con rắn hổ mang, loài rắn có nọc độc rất nguy hiểm. Rắn hổ mang còn tượng trưng cho thần Siva, vì chúng bao hàm cả hai ý nghĩa hủy diệt và tái sinh. Hình tượng rắn trong thần thoại Ấn Độ được coi là rắn thần. Rắn Naga thường được thể hiện có ba hoặc năm đầu, đôi khi có đến bảy đầu.

Truyền thuyết lập quốc của người Khmer kể rằng: Có một người Bàlamôn tên là Kaudinya đi thuyền từ Ấn Độ hay Indonesia, đến vùng đất của người Khmer, chiến thắng một nữ vương có tên là Soma hoặc Gagini, con của vua rắn Naga và lấy người phụ nữ này làm vợ, sinh ra dòng dõi các vị vua. Người Khmer tin rằng chính Kaudinya đã truyền cho họ những bí quyết về nghề trồng lúa và công việc thủy lợi. Vì thế, rắn Naga còn tượng trưng cho sự phồn thực và là loài vật có khả năng bảo vệ nguồn nước và các công trình thủy nông của người Khmer cổ. Rắn Naga thường xuất hiện trên các bậc cầu thang, trên các lối đi, trên ngưỡng cửa hoặc trên các mái tháp để xua đuổi tà ma. Hình tượng rắn Naga cũng xuất hiện rất nhiều trong Bàlamôn giáo và kiến trúc Phật giáo.

 Về một ngôi tháp Chăm trang trí rắn Naga đậm đặc - ảnh 2
Sau khi khai quật tại tháp Dương Long, tượng rắn Naga năm đầu được tìm thấy

Trong Bàlamôn giáo và Phật giáo Theravada, rắn Naga không những là vị thần mưa mà còn là vị thần dẫn dắt tín đồ ngoan đạo lên cõi niết bàn. Trong các ngôi đền cổ, các kiến trúc sư Khmer luôn xây dựng nhiều chiếc cầu vồng có hình rắn Naga, tượng trưng cho cầu nối liền giữa cõi trần gian và niết bàn. Rắn Naga nhiều đầu còn tượng trưng cho chiếc cầu trải dài dưới chân những ngôi đền núi (thế giới con người) đến đỉnh của ngôi đền (thế giới thần linh). Theo ông Bùi Tĩnh, rắn Naga cũng là mô típ quan trọng trong nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Khmer. Phật thoại mô tả cuộc đời của Đức Phật từ khi ngài mới sinh đến khi nhập cõi niết bàn đều có liên quan đến rắn Naga. Hình tượng rắn Naga bảo vệ cho Đức Phật tọa thiền là một đề tài quen thuộc trong Phật giáo Nam Tông của người Khmer. Trong các ngôi chùa Khmer, rắn Naga ngự trên các mái chùa, các đầu đao để xua đuổi tà ma và bảo vệ Đức Phật…

Ngược dòng thời gian, năm 2006-2007 diễn ra hai cuộc khai quật cổ học tại tháp Dương Long và hàng ngàn hiện vật được phát hiện, trong đó điêu khắc bằng đá tượng rắn Naga được tìm thấy. Trong nghệ thuật kiến trúc tháp Champa, nhóm tháp Dương Long ở Bình Định có vị trí đặc biệt. Theo các nhà nghiên cứu, tháp Dương Long là sự hội tụ của hai nền nghệ thuật có quan hệ mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau, đó là nghệ thuật kiến trúc tháp Champa và nghệ thuật kiến trúc tháp Khmer. Kết quả khai quật, với tài liệu thu được đã minh chứng cho điều đó. Trao đổi với chúng tôi, TS Lê Đình Phụng, chuyên gia nghiên cứu khảo cổ cho hay: Tại hai đợt khai quật, khối tượng điêu khắc rắn Naga được tìm thấy nhiều. Đây là khối tượng được sử dụng trang trí bộ phận góc dưới mái thấp. Khối tượng có hình gần bán nguyệt, dáy dài, đỉnh hơi thót lại, cao 0,9m, dài nhất 1,3m thể hiện mỗi bên ba đầu rắn Naga vươn lên. Rắn thể hiện miệng nhọn, mắt tròn lồi dữ tợn, mi nhiều lớp chồng lên nhau, đầu đội vương miện trang trí hạt chấm tròn kết dải, phía trên là những dải họa tiết hoa văn móc xoắn. Bộ phận này ghép với phần dưới để tạo nên một đề tài trang trí hoàn chỉnh. Nhìn chung những hiện vật thu được đa phần đều từ những bộ phận trang trí kiến trúc tháp (mái tháp, hệ thống cửa) rơi xuống, các hiện vật có nhiều kích thước, tùy theo vị trí đảm nhận trong trang trí mà được trang trí các đề tài khác nhau. Chủ đề thường gặp là hình ảnh các con Makara, Naga, sư tử, các họa tiết hoa văn móc xoắn kết dải…

Điểm nổi bật của tháp Dương Long còn thể hiện ở sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống nghệ thuật Champa với nghệ thuật Khmer, như đề tài trang trí mặt Kala được khắc tạc thuần thục hay khối chân trụ vuông trang trí các bầu vú kết dải vây quanh, được kế thừa từ núm vú trang trí bệ thờ Trà Kiệu, rồi núm vú tròn trĩnh căng sức sống trên thân tháp, đế tháp... là những đặc trưng riêng trong nghệ thuật điêu khắc Champa. Bên cạnh đó, ông Lê Đình Phụng còn cho biết nghệ thuật Khmer cũng ảnh hưởng đến kiến trúc ở giai đoạn này. Đỉnh nóc tháp Dương Long được tạo khối tương tự những đỉnh tháp tại AngKo Thom, đó là những bông sen khổng lồ có đường kính đến 3,7m, xòe cánh vươn lên chiếm lĩnh không gian.

Cũng theo TS Lê Đình Phụng, sự gia nhập của nghệ thuật Khmer đã đưa kiến trúc Champa vào một thời kỳ mới, việc sử dụng phổ biến chất liệu đá trong xây dựng đã đưa ra bình đồ mới với khối kiến trúc có quy mô lớn, tạo nên công trình quy mô, trang trí mỹ thuật đẹp... Nếu trước đây các nhà nghiên cứu cho rằng, tháp Dương Long (tháp Ngà) có mặt bằng không phải Chăm và ảnh hưởng của Khmer ở đây rất đậm nét, thì kết quả khai quật cho thấy, tháp Dương Long là sự kết hợp giữa hai loại mặt bằng Champa (đế tháp) và Khmer (thân tháp). Sự hội nhập đā tạo nên hiệu quả mới trong nghệ thuật kiến trúc điêu khắc Champa thể hiện rõ tính thống nhất trong đa dạng, nói lên không gian mở của nền văn hóa này trong lịch sử. 

推荐内容