【bong daso】Lên kịch bản ứng phó với hàng nghìn ca nhiễm virus Covid
Sáng 23/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã khai mạc phiên họp thứ 43, phiên họp đã bị chậm 2 tuần với lý do tập trung cho việc phòng chống dịch Covid-19. Tại phiên họp này, UBTVQH đã nghe Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, báo cáo nhanh về công tác phòng chống dịch.
Việt Nam có thể có hàng nghìn người nhiễm bệnh
Báo cáo tại UBTVQH, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, kể từ khi bắt đầu phát hiện dịch bệnh từ tháng 12/2019 đến nay, thế giới đã ghi nhận gần 246.000 trường hợp mắc Covid-19 và trên 10.000 trường hợp tử vong tại 180 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đặc biệt, tình hình diễn biến rất nhanh, ngoài dự liệu của các chuyên gia quốc tế.
Đối với châu Âu, các chuyên gia đánh giá, do cách tiếp cận khác, nên dịch đã lan rất nhanh. Đặc biệt tỷ lệ tử vong rất cao ở Italy (tỷ lệ tử vong tại Italy cao nhất, tiếp đến Iran, Trung Quốc). Các chuyên gia đánh giá nguyên nhân lây lan nhanh và tử vong nhiều ở một số nơi là do không khống chế được ngay từ đầu, tới khi có nhiều người mắc bệnh thì quá tải.
Việc xét nghiệm cho tất cả các đối tượng nghi lây nhiễm là thách thức với mọi quốc gia vì trong thời gian đầu không có kit thử, sau này có kit thì các nước đang phát triển không có đủ phòng xét nghiệm. Việc điều trị đến nay chưa có thuốc đặc hiệu và phác đồ điều trị chuẩn. Việc nghiên cứu vắc xin rất khẩn trương, tuy nhiên, để có thể đưa vắc xin vào sử dụng phải mất tối thiểu 1 năm.
Đặc biệt, do sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội nên tình trạng khủng hoảng tâm lý xã hội; khủng hoảng trang thiết bị, vật tư y tế liên quan đến chống dịch trong đó có khẩu trang, máy thở, kit thử... diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới.
Ngay từ đầu, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nguy cơ lây nhiễm rất cao do có đường biên giới và giao lưu, giao thương rất nhộn nhịp với Trung Quốc. Ở giai đoạn sau, do độ mở nền kinh tế lớn và quan hệ hợp tác rất sâu rộng kể cả với các nước, khu vực được coi là ổ dịch mới như Hàn Quốc, EU nên nguy cơ vẫn rất cao.
Mặc dù nhiều khó khăn, thách thức, song nhờ thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bằng nhiều giải pháp cụ thể, nên đến nay, về cơ bản Việt Nam đang kiểm soát tốt dịch bệnh. Giai đoạn đầu được đánh giá là thành công, trong khi nhiều dự báo cho rằng Việt Nam sẽ có hàng ngàn ca nhiễm bệnh và tỷ lệ tử vong tương đương như Trung Quốc. Kinh nghiệm của Việt Nam đã được WHO ghi nhận và khuyến cáo cho các nước.
Bước sang giai đoạn 2 (khi dịch bắt đầu lan sang châu Âu), các chuyên gia cũng đưa ra dự báo dù Việt Nam đã có kinh nghiệm ở giai đoạn trước, nhưng vẫn sẽ có hàng nghìn người mắc bệnh (có dự báo đưa ra mức 600 - 4.000 người nhiễm, 40 - 160 ca tử vong).
Theo Phó Thủ tướng, đến ngày 22/3, cả nước đã có 113 ca nhiễm, 17 ca khỏi, 10 ca âm tính 1 và 2 lần, có 4 ca nặng. Trong số những ca mắc bệnh, điều đáng nói là gần đây có tới 39 ca khi mắc dịch được cách ly ngay từ khi nhập cảnh về và tới đây sẽ còn nhiều trường hợp tương tự. Có ngày có thể có vài chục ca được công bố mắc dịch, nhưng những ca đó đã được quản lý ở khu cách ly tập trung, không đáng lo ngại về nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.
Xây dựng 5 kịch bản phòng chống dịch
Phó Thủ tướng cho biết, Bộ Y tế đã chủ động phối hợp với các ngành dự báo các tình huống và xây dựng 5 kịch bản phòng chống dịch theo các cấp độ, với tinh thần là phải lường đến tình huống xấu hơn để tình huống đó không xấu đi; phải tính đến tình huống xấu nhất để không xảy ra.
“Tình huống xấu nhất, chúng tôi dự tính tới 30.000 trường hợp bị nhiễm. Chúng ta vào cuộc sớm, chủ động và đưa ra giải pháp sớm hơn, cao hơn so với khuyến nghị của WHO và các nước” - Phó Thủ tướng nói.
Kể từ ngày 20/3 khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã từng bước thực hiện cơ bản kiểm soát chặt chẽ thị thực, quy định cách ly đối với người nhập cảnh từ tất cả các nước, việc kiểm soát bệnh thâm nhập từ bên ngoài bớt khó khăn hơn. Tuy nhiên, đã có trên 350.000 người nhập cảnh vào Việt Nam (gần 100.000 từ Mỹ và châu Âu).
Mặt khác, tới đây vẫn sẽ còn một lượng đáng kể người nhập cảnh vì mục đích ngoại giao, công vụ và phục vụ các yêu cầu từ phía Việt Nam (như các chuyên gia, cán bộ quản lý dự án, doanh nghiệp); cần có hình thức, quy định cách ly phù hợp đảm bảo không lây nhiễm.
Do dịch bệnh đã thâm nhập vào bên trong, nên việc phát hiện, cách ly các trường họp nghi nhiễm còn rất khó khăn, nhất là trong trường hợp không thể truy ra nguồn lây trực tiếp. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, ngoài các giải pháp như đã thực hiện ở giai đoạn trước đây, cần phải tăng cường, chú trọng hơn các nhóm giải pháp sau:
Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp; ứng dụng công nghệ thông tin; năng lực xét nghiệm, huy động sự tham gia của người dân nhắm rút ngắn thời gian cần thiết để phát hiện người có nguy cơ lây nhiễm ngay từ khi nhập cảnh, trong khu cách ly và trong cộng đồng.
Việc tăng cường năng lực xét nghiệm là rất cấp bách. Hiện ta đã chủ động được kit thử nhưng số lượng phòng xét nghiệm, máy móc, chuyên gia xét nghiệm còn rất ít so với các nước phát triến và so với yêu cầu (Bộ Y tế đang phối họp với Bộ Quốc phòng khẩn trương trang bị thêm 30 phòng xét nghiệm di động và tập huấn cán bộ phục vụ công tác xét nghiệm).
Ghi nhận về công tác phòng chống dịch của Ban Chỉ đạo quốc gia, của cả hệ thống chính trị và nhân dân cả nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, thời gian qua Quốc hội luôn theo dõi sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các hoạt động động của Chính phủ trong việc phòng chống dịch Covid-19.
"Thay mặt UBTVQH, tôi đánh giá rất cao công tác phòng chống dịch Covid-19 của Chính phủ. Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch đã triển khai các giải pháp hiệu quả trong công tác phòng chống dịch. Chính phủ coi chống dịch như chống giặc và đang tiếp tục kiểm soát tốt dịch, tránh sự lây lan ra diện rộng…" - Chủ tịch Quốc hội nói./.
H.Y
相关文章
Tỷ giá hôm nay (3/1): Đồng USD thế giới tăng vọt, “chợ đen” đứng yên
Đồng USD đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 2 năm, trong ngày giao dịch đầu tiên của năm 2025. Ảnh t2025-01-10Việt Nam to develop yachts services as a signature tourism product
Việt Nam to develop yachts services as a signature tourism productDecember 09, 2024 - 09:33Yo2025-01-10Chuyển nhượng gần 6 triệu tấn CO2 còn dư, để lâu sẽ bị mất giá
Báo cáo nêu rõ, cuối năm 2023, Bộ NN-PTNT đã thực hiện chuyển nhượng 10,3 triệu tấn carbon (CO2) cho2025-01-10Grassroots health network upgraded for better primary services
Grassroots health network upgraded for better primary servicesDecember 06, 2024 - 16:43Your browser2025-01-1025 năm các chuyến bay thương mại của Việt Nam luôn đảm bảo an toàn
Trong 3 ngày 19 - 21/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (2025-01-10Ai đứng sau chuỗi thời trang Lep' vừa tuyên bố sắp dừng hoạt động?
Cách đây không lâu, Nguyễn Ngọc Trâm - nữ sáng lập thương hiệu thời trang Lep' - bất ngờ đăng tải tâ2025-01-10
最新评论