【kết quả giải vô địch thổ nhĩ kỳ】Đa dạng sản phẩm nông nghiệp
Thời gian qua,Đadạngsảnphẩmnngnghiệkết quả giải vô địch thổ nhĩ kỳ bên cạnh tập trung chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ngành nông nghiệp tỉnh còn khuyến khích người dân đưa các giống cây trồng mới vào sản xuất để đa dạng sản phẩm nông nghiệp phục vụ nhu cầu thị trường.
Nông dân trong tỉnh đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. Ảnh: T.TRÚC
Chuyển đổi hiệu quả
Canh tác hơn gần 6.000m2 vườn kém hiệu quả, cách đây 3 năm, được chính quyền địa phương vận động, ông Phạm Văn Vũ, ở ấp Long Phụng A, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, đã mạnh dạn đầu tư mua 350 gốc dừa siêu xiêm lùn về trồng. Theo ông Vũ, đây là giống dừa mới, cho năng suất và chất lượng trái rất cao. Ông Vũ chia sẻ: “Hiện tại, gia đình đang phát triển mô hình trồng dừa siêu xiêm lùn. Năng suất mỗi cây khoảng 80-100 trái/năm, được thương lái thu mua với giá ổn định 3.500 đồng/trái, trừ hết chi phí mỗi cây dừa siêu xiêm lùn cho thu nhập 2 triệu đồng/cây/năm”.
Nếu anh Vũ chọn cây dừa siêu xiêm lùn thì anh Nguyễn Văn Xuyên, ở xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, lại chọn cây cà na táo để phát triển kinh tế gia đình. Đây là giống cà na mới cho trái quanh năm, trái tròn giống như quả táo, thịt dày, độ chác ít nên rất được ưa chuộng. Mặt khác năng suất cà na táo cao hơn cà na Thái và tứ quý từ 10-15%. Giá bán cũng cao hơn các giống cà na khác từ 3.000-5.000 đồng/kg. Anh Xuyên cho biết: “Cà na táo rất dễ trồng, sau 18 tháng trồng sẽ cho trái, tỷ lệ trái đạt rất cao. Giá bán luôn ổn định trên 20.000 đồng/kg, có thời điểm tăng lên 40.000 đồng/kg. Trung bình 1.000m2 trồng cà na táo, năng suất đạt 3 tấn/công/năm, trừ hết chi phí cho thu nhập 40 triệu đồng/công”.
Là một huyện thuần nông, với diện tích sản xuất nông nghiệp gần 40.000ha, trước đây huyện Phụng Hiệp chỉ có hai loại cây trồng chủ lực là mía và lúa. Tuy nhiên, từ khi phong trào chuyển đổi cây trồng được phát động đã góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện theo hướng đa dạng hóa các loại cây trồng. Đến nay, toàn huyện có 20.000ha lúa, 5.000ha mía, 9.000ha cây ăn trái và gần 6.000ha hoa màu. Tính đến nay, ngoài lúa và mía, huyện còn phát triển được 20 giống cây ăn trái, 25 giống hoa màu, rẫy dây được áp dụng.
Điển hình như khu vực xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, nơi đang phát triển mạnh mô hình trồng khóm MD2 với diện tích 110ha, đây cũng được xem là mô hình được quy hoạch vừa phát triển nông nghiệp, vừa gắn kết để phát triển du lịch trong tương lai. Theo lãnh đạo UBND xã Phương Bình, thời gian qua, địa phương đã vận động người dân trong xã chuyển đổi được 200ha mía, vườn tạp kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn trái cho giá trị kinh tế cao như thanh long, măng tây, khóm MD2, sầu riêng… Những diện tích này đều phát triển với quy mô lớn, có áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo ra nông sản sạch, chất lượng đáp ứng cho thị trường.
Nâng cao chất lượng sản phẩm
Thời gian qua, nông dân huyện Châu Thành cũng đang ứng dụng mạnh mẽ những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản suất để mang lại giá trị kinh tế cao và thích ứng với biến đổi khí hậu. Toàn huyện Châu Thành hiện có hơn 1,5ha trồng màu và dưa lưới trong nhà màng ứng dụng công nghệ cao. Riêng trong năm 2020, huyện được Trung tâm Khuyến nông và dịch vụ nông nghiệp của tỉnh hỗ trợ cho người dân thực hiện mô hình trồng rau màu trong nhà màng và ứng dụng công nghệ cao với diện tích 1.000m2. Từ mô hình này sẽ làm điểm để địa phương nhân rộng thêm cho người dân. Bên cạnh đó, trong năm qua, ngành chức năng huyện Châu Thành còn phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh thực hiện 2 dự án VietGAP trên cây mít và xoài, đồng thời thực hiện truy xuất nguồn gốc theo công nghệ Blockchain. Ngoài ra, huyện còn xây dựng mô hình trồng chanh không hạt đạt chuẩn GlobalGAP và hướng đến tiêu chuẩn hữu cơ để nâng dần chất lượng sản phẩm.
Còn huyện Phụng Hiệp cũng đã tổ chức xong việc định hình vùng sản xuất, tập trung vận động người dân chuyển đổi cây trồng để xây dựng những mô hình sản xuất hiệu quả, từ đó gắn kết với phát triển du lịch như: Khóm MD2 ở xã Phương Bình, mãng cầu xiêm ở xã Hòa Mỹ, dưa lưới, nhãn Ido ở xã Bình Thành, sầu riêng ở xã Tân Bình... Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, cho biết: Huyện đang tập trung quy hoạch lại vùng sản xuất nông nghiệp, tùy điều kiện đất đai của từng khu vực mà định hướng cho người dân trồng các loại cây phù hợp. Quá trình tuyên truyền vận động, huyện cũng ưu tiên phát triển những giống cây trồng mới, cho năng suất và chất lượng cao, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp.
Sở NN&PTNT Hậu Giang cho biết công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp được quán triệt và tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp của ngành đến các địa phương. Ngành nông nghiệp tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả kém sang các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của tỉnh như lúa chất lượng cao, cây ăn trái, rau an toàn,... gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay là theo dõi sản lượng nông sản thu hoạch và thực hiện kết nối tiêu thụ của Tổ công tác được tăng cường chỉ đạo thường xuyên và liên tục nắm bắt kịp thời, có báo cáo hàng ngày và định kỳ cho Tổ Công tác của Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh để chỉ đạo hỗ trợ thúc đẩy sản xuất, kết nối tiêu thụ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sản xuất, thu hoạch.
Theo ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang, tới đây ngành nông nghiệp tỉnh sẽ đẩy mạnh phát triển vùng sản xuất chuyên canh, thâm canh, ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới vào sản xuất, khuyến khích phát triển nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa, thực hiện các quy trình kỹ thuật tiên tiến, biện pháp thâm canh bền vững, đổi mới giống cây trồng, tiếp tục phát triển có chọn lọc các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, một số loại cây ăn quả có thế mạnh, phù hợp với thị trường. Mạnh dạn khuyến khích chuyển dịch cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao gắn với thị trường tiêu thụ và chuỗi liên kết. Khuyến khích chuyển đổi đất lúa, mía kém hiệu quả sang cây trồng khác và nuôi thủy sản, chuyển đổi chăn nuôi từ heo sang loại khác như gia cầm, dê, đại gia súc, các loài đặc sản,... Tăng sản xuất lúa gạo theo hướng đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc...
Ngành nông nghiệp Hậu Giang xác định trong phát triển nông nghiệp tới đây sẽ phát triển nhanh, toàn diện nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại; mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa các nông sản chủ lực và các sản phẩm đang có tiềm năng đã đăng ký thành công nhãn hiệu hàng hóa. Trong đó, tập trung vào các sản phẩm nông sản thế mạnh của tỉnh như: lúa, mía, cam sành, bưởi, chanh không hạt, khóm, xoài cát, quít đường, cá thát lát, cá rô đồng; mãng cầu xiêm và cam xoàn theo chuỗi liên kết để đáp ứng nhu cầu về sản phẩm sạch, an toàn cho dân cư trong tỉnh, khách du lịch, thị trường các thành phố lớn, các tỉnh lân cận và xuất khẩu. |
T.TRÚC - D.KHÁNH