【bong ro 7m】Báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí còn thiếu các công trình “đắp chiếu”
Một trong các công trình đầu tưcông không phát huy được hiệu quả. |
Tiếp tục phiên họp thứ 23,áocáothựchànhtiếtkiệmchốnglãngphícònthiếucáccôngtrìnhđắpchiếbong ro 7m sáng 11/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2022.
Thẩm tra, có ý kiến tại Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội cho rằng, báo cáo của Chính phủ chưa đánh giá về những lãng phí mà cử tri, nhân dân bức xúc, quan tâm nhiều trong các năm qua là việc các công trình đầu tư công không phát huy được hiệu quả.
Như chợ xây xong không sử dụng, bệnh viện xây xong không được đưa vào sử dụng, không phát huy được công năng…
Vì vậy, đề nghị Chính phủ bổ sung, đánh giá kết quả rà soát và xử lý thực trạng này đồng thời đề xuất phương hướng, giải pháp khắc phục, báo cáo thẩm tra nêu.
Như thường lệ, cơ quan của Quốc hội cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế đã được Quốc hội, Đại biểu Quốc hội chỉ ra tại các kỳ báo cáo trước, đến nay chưa có kết quả khắc phục.
Đó là, báo cáo của Chính phủ được trình bày theo hướng liệt kê các kết quả đạt được mà chưa có những đánh giá, phân tích và mối quan hệ, sự chuyển biến tổ chức thực hiện và kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, chế độ, định mức.
Báo cáo về những tồn tại, hạn chế, bất cập trong báo cáo chưa tương xứng với những nội dung về kết quả đạt được; thiếu số liệu chi tiết để đánh giá đầy đủ, chính xác về phạm vi, tính chất, mức độ của những tồn tại đó; nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế còn chung chung...
Cùng với việc các bộ, ngành địa phương báo cáo không đúng thời hạn, báo cáo không đầy đủ, thiếu định lượng... sẽ là khó khăn rất lớn cho việc tổng hợp, báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh.
Báo cáo thẩm tra cũng đề cập những han chế cụ thể, trong đó có việc lập dự toán dự toán NSNN chưa sát thực tế, công tác quản lý, sử dụng NSNN còn một số hạn chế; chi chuyển nguồn còn lớn, chậm được khắc phục, gây lãng phí và giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn.
Theo cơ quan thẩm tra, dự toán thu NSNN năm 2022 được xây dựng khá thận trọng, chưa thực sự sát với thực tế (năm 2022 thu NSNN tăng 403,8 nghìn tỷ đồng, cao hơn 28,6% so với dự toán).
Tỷ trọng thu ngân sách Trung ương đang có xu hướng giảm dần trong tổng thu NSNN, cụ thể theo số liệu quyết toán, đánh giá tình hình thực hiện NSNN hàng năm, tỷ trọng thu ngân sách Trung ương trong tổng thu NSNN năm 2018 là 55%, năm 2019 là 54,3%, năm 2020 là 52%, năm 2021 là 52%, năm 2022 là 50,86%, ảnh hưởng đến vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương, đặc biệt trong việc cân đối nguồn lực cho thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, các dự ánquan trọng quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cả nước và các vùng theo Chủ trương của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội.
Cơ cấu thu NSNN chưa bền vững, phần lớn tăng thu từ đất (thực hiện đạt 209 nghìn tỷ đồng, vượt 74 nghìn tỷ đồng, tăng 54,8% so với dự toán), dầu thô (thực hiện đạt 78.000 tỷ đồng, vượt 49.800 tỷ đồng, tăng 176,7% so với dự toán), xổ số kiến thiết (vượt 6.300 tỷ đồng, tăng 18,4% so với dự toán). Một số khoản thu đạt thấp, nhất là thu từ hoạt động sắp xếp lại doanh nghiệpnhà nước, thực hiện đạt 3,8 nghìn tỷ đồng, giảm 26.200 tỷ đồng (-87,2%) so với dự toán do tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp chậm.
Báo cáo thẩm tra cũng chỉ rõ lãng phí trong quản lý, sử dụng nguồn lực đầu tư.
Đó là, công tác lập kế hoạch đầu tư vốn NSNN chưa sát với khả năng thực hiện dẫn đến không phân bổ được hết kế hoạch vốn được giao, còn tình trạng “vốn chờ dự án đủ thủ tục”, dự kiến vốn trước rồi mới tiến hành làm thủ tục đầu tư.
Việc phân bổ, giao vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 chưa hoàn thành. Đến nay, Chính phủ mới trình Quốc hội để phân bổ số vốn còn lại 279.992,317 tỷ đồng. Còn 31/51 bộ và 18/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 75% kế hoạch . Nhiều dự án sử dụng vốn nước ngoài triển khai chậm, kéo dài thời gian thực hiện, tỷ lệ giải ngân chỉ đạt 42,47% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
“Mặc dù Chính phủ đã quyết liệt triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội song kết quả còn hạn chế nhất là trong phân bổ vốn làm lãng phí nguồn lực”, cơ quan của Quốc hội nhận xét.
Báo cáo thẩm tra còn chỉ ra rằng, trong những tháng cuối năm 2022, thị trường bất động sảnbiến động nhanh và đối diện với nhiều khó khăn như: lượng giao dich giảm mạnh, một số dự án bất động sản chậm đưa vào sử dụng, để hoang hóa, gây lãng phí. Bên cạnh đó, giá bất động sản vẫn ở mức cao, nguồn cung hạn chế ở các phân khúc, đặc biệt là thị trường bất động sản dành cho số đông còn thiếu hụt.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu NSNN; siết chặt kỷ cương - kỷ luật tài chính, đề cao vai trò người đứng đầu, thực hiện tốt chính sách tài khóa, kiểm soát chặt chẽ bội chi; có giải pháp hiệu quả để khắc phục việc giao vốn, giải ngân vốn đầu tư công chậm; phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
相关文章
Vỡ nợ thẻ tín dụng của Mỹ cao kỷ lục
Người Mỹ hiện nợ kỷ lục 1.170 tỷ USD trên thẻ tín dụng. Ảnh tư liệuBáo cáo trích dẫn dữ liệu do Bank2025-01-25Party leader meets Malaysian Deputy PM
Party leader meets Malaysian Deputy PMNovember 22, 2024 - 22:462025-01-25- Việt Nam attends ASEAN-US Defence Ministers’ Informal MeetingNovember 20, 2024 - 21:502025-01-25
Việt Nam honours Japan’s Sojitz, Sumitomo Corporations
Việt Nam honours Japan’s Sojitz, Sumitomo CorporationsNovember 22, 2024 - 22:482025-01-25Chi tiết iPhone SE đã được xác định trước ngày ra mắt
Trong khi nhiều người nghĩ rằng iPhone 4 inch sẽ gọi là iPhone 6c thì Gurman là người đầu tiên báo c2025-01-25Cambodian King to pay state visit to Việt Nam
Cambodian King to pay state visit to Việt NamNovember 25, 2024 - 21:142025-01-25
最新评论