Liên quan đến ý thức tuân thủ pháp luật hải quan,úpdoanhnghiệpnângcaomứcđộtuânthủphápluậthảket quá bong da theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan, trong 190.000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động xuất nhập khẩu, chỉ có 10% DN tuân thủ ở mức trung bình và mức độ cao, chiếm trên 83% kim ngạch và tờ khai, trong khi lại có đến 89% DN đang ở mức độ tuân thủ thấp hoặc không tuân thủ.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường phát biểu tại hội nghị. Ảnh Đỗ Doãn Chính phủ Việt Nam đã và đang ban hành các giải pháp quyết liệt, linh hoạt để tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như hỗ trợ tạo thuận lợi cho DN phục hồi sản xuất kinh doanh sau đại dịch Covid-19. Trong đó, khuyến khích DN tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan là một trong những chủ trương lớn của Chính phủ, Bộ Tài chính và ngành Hải quan nhằm thực hiện các nghị quyết của Chính phủ.
Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan giúp doanh nghiệp tham gia giảm thời gian thông quan, giảm chi phí, được bố trí luồng riêng; được trợ giúp bởi các cán bộ hải quan có kinh nghiệm… Chủ trương này đã được quy định cụ thể tại Chiến lược phát triển hải quan đến năm 2030, do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 20/5/2022, phù hợp với kiến nghị tại Khung tiêu chuẩn SAFE của WCO. Trong bối cảnh đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định số 1399/QĐ-TCHQ ngày 15/7/2022 về việc ban hành Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích DN tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan với mục tiêu nâng cao mức độ tuân thủ cho DN.
Ký kết thực hiện chương trình giúp doanh nghiệp nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật hải quan. Ảnh Đỗ Doãn Tại hội nghị, ông Hoàng Việt Cường - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, đã giới thiệu các nội dung then chốt của Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan đến cộng đồng DN; đồng thời tổ chức lễ ký kết biên bản ghi nhớ giữa cơ quan hải quan địa phương và đại diện một số DN tham gia chương trình.
Mục tiêu chương trình hướng đến là sau hai năm triển khai thí điểm, sẽ có khoảng 300 DN với đầy đủ các loại hình được lựa chọn tham gia chương trình, từng bước cải thiện mức độ tuân thủ (80% ở mức tuân thủ trung bình và cao). Tham gia chương trình, DN được trợ giúp bởi các cán bộ hải quan có kinh nghiệm; cảnh báo các yếu tố tiềm ẩn rủi ro, giảm thiểu tối đa việc vi phạm pháp luật hải quan qua đó giảm thời gian thông quan và chi phí.
Đồng thời, việc tham gia chương trình cũng giúp nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan hải quan và các cơ quan quản lý nhà nước, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đặc biệt là tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác hải quan – doanh nghiệp.
Cục Quản lý rủi ro là đơn vị đầu mối, phối hợp với các vụ/cục thuộc Tổng cục Hải quan, VCCI cũng như các hiệp hội DN, kịp thời tổng hợp các vướng mắc, đưa ra các hướng dẫn chi tiết cụ thể cũng như chịu trách nhiệm điều phối chung để chương trình đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Hội nghị thu hút hơn 150 doanh nghiệp quan tâm tham dự. Ảnh Đỗ Doãn “Việc lựa chọn đối tượng tham gia chương trình thí điểm này được cân nhắc một cách kỹ lưỡng. Giai đoạn đầu có khoảng 266 DN tham gia với đầy đủ các loại hình: DN nhà nước, DN FDI, DN nhỏ và vừa, các loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhờ đó, cơ quan hải quan sẽ có cái nhìn tổng thể, khái quát để xây dựng phương pháp phù hợp cho từng loại hình. Trong giai đoạn này, chúng tôi cũng ưu tiên cho các đại lý làm thủ tục hải quan. Giai đoạn sau, tùy theo điều kiện và khả năng của mỗi địa phương sẽ tăng dần số lượng DN tham gia chương trình” – ông Hoàng Việt Cường nói.
Được biết, hai hội nghị tương tự cũng được Tổng cục Hải quan phối hợp với USAID tổ chức tại TP. Hải Phòng và TP. Đà Nẵng để thông tin chương trình được tiếp cận dễ dàng hơn tới đông đảo cộng đồng DN các địa phương trên khắp cả nước.
顶: 95895踩: 723Tăng sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư Việt Nam
Dự án Tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ được thực hiện trong 5 năm (2018-2023) với tổng vốn 21,7 triệu USD, nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam áp dụng cách tiếp cận quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan và kiểm tra chuyên ngành cũng như hỗ trợ tăng cường công tác thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Dự án phối hợp với Tổng cục Hải quan thuộc Bộ Tài chính nhằm chuẩn hóa các thủ tục hải quan, tăng cường sự phối hợp ở cấp trung ương và cấp tỉnh, đồng thời nâng cao năng lực cho cán bộ hải quan. Mục tiêu của dự án là hỗ trợ Việt Nam phát triển môi trường thương mại và đầu tư hấp dẫn hơn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư.
【ket quá bong da】Giúp doanh nghiệp nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật hải quan
人参与 | 时间:2025-01-27 03:09:26
相关文章
- Nhận định, soi kèo Schalke 04 vs FC Aarau, 19h00 ngày 6/1: Tưng bừng bàn thắng
- Việt Nam expects stronger parliamentary ties with Italy: official
- Deputy PM pays official visit to Singapore
- Policy and legislation to respond to climate change should be improved
- Vụ DN 'đòi nợ' được giải quyết, cao tốc QL45
- Deputy PM pays official visit to Singapore
- Cambodian PM to pay official visit to Việt Nam
- Cambodian PM to pay official visit to Việt Nam
- National Assembly kicks off 2025 with key legislative agenda
- NA chairwoman meets Lao top leader
评论专区