当前位置:首页 > Cúp C1

【lịch thi đấu c】Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư từ EU

Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư từ EU

Nhật Thu

Các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (EU) đang đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN) hàng trăm tỷ USD mỗi năm nhưng Việt Nam mới chỉ “hút” được một phần nhỏ trong số đó. Tiềm năng thu hút đầu tư từ EU là rất lớn và Việt Nam có lợi thế để “hút” nguồn lực này.

Cơ hội đón nhận nguồn đầu tư lớn

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho rằng,ảipháptăngcườngthuhútđầutưtừlịch thi đấu c việc các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) dịch chuyển đầu tư là lẽ tự nhiên. Các nhà đầu tư của khu vực này sẽ dịch chuyển sang các thị trường có môi trường chính trị ổn định, môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi cho họ tiếp cận các thị trường trên thế giới.

“Việt Nam chắc chắn sẽ được hưởng lợi từ xu thế này. Vì theo khảo sát của Phòng Thương mại Châu Âu thì khoảng 30% doanh nghiệp (DN) EU khi tham gia khảo sát đã lựa chọn Việt Nam trong Top 5 điểm đến để họ đầu tư hay tiếp tục mở rộng đầu tư. Đây là một điểm mà chúng ta có thể tận dụng khi việc đầu tư từ EU còn rất tiềm năng” - ông Khanh nói.

Ngoài ra, theo ông Khanh, có một điểm cần nhắc đến nữa là khi có nhiều đầu tư từ EU vào thì tính lan tỏa rất lớn. Đặc biệt, hiện nay đã có khá nhiều DN EU tích cực chia sẻ những công nghệ hay kỹ thuật với các DN Việt Nam. Có thể nhìn thấy việc chia sẻ này qua tỉ lệ nội địa hóa của các loại xe máy của Tập đoàn Piaggio như Piaggio hay Liberty (khoảng từ 80 - 90%).

“Đây là một con số rất đáng ghi nhận, đáng khích lệ bởi vì với tỉ lệ nội địa hóa lên 80 - 90% như vậy thì sẽ có rất nhiều DN Việt Nam được tham gia chuỗi cung ứng của Piaggio. Và theo ước tính cũng khoảng gần 100 DN Việt Nam hiện nay đang là những thầu phụ nhà cung cấp cho Piaggio” - ông Khanh nêu ví dụ. Hoặc Tập đoàn Bosch cũng là một nhà sản xuất và chuyển giao công nghệ rất tốt. Tập đoàn này đã xây dựng trung tâm nghiên cứu tại Việt Nam, đào tạo cho các nhân nhân viên và chuyển giao công nghệ cho Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN có vốn đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho biết, có rất nhiều quốc gia của EU ĐTRNN với số vốn khá lớn. Theo Báo cáo Đầu tư thế giới, nước Đức ĐTRNN khoảng 60 tỷ USD/năm; Pháp khoảng 30 tỷ USD hoặc Thụy Điển con số cũng hàng chục tỷ USD.

Doanh nghiệp Việt cần liên kết với đối tác châu Âu

Theo số liệu công bố, tính đến năm 2022, Hà Lan đang đứng đầu số lượng vốn đăng ký và vốn thực hiện trong khối các nước EU đầu tư vào Việt Nam với tổng mức đầu tư 14 tỷ USD. Trong khi đó, theo Phó Chủ tịch VAFIE, Hà Lan không phải là một “thế lực” đầu tư ở EU. Quốc gia này cũng không nằm trong Top 5 nước EU xuất hiện trong bảng xếp hạng Top 20 quốc gia trên thế giới ĐTRNN.

“Chúng ta cần đặt ra câu hỏi, phải chăng những DN Hà Lan phù hợp hơn với môi trường đầu tư ở Việt Nam. Còn những DN, ví dụ như của Pháp, Đức, Thụy Điển thì sao? Có phải môi trường đầu tư của Việt Nam chưa phù hợp với họ không” - ông Toàn băn khoăn.

Tuy nhiên, đại diện VAFIE cũng cho biết, gần đây nhiều quốc gia có tiềm lực đầu tư lớn của EU cũng đã mở rộng đầu tư ở Việt Nam. Ví dụ như Đức, những năm trước họ đầu tư vào Việt Nam khoảng hơn 100 triệu USD/năm “quá ít so với 60 tỷ USD họ đầu tư ra thế giới”. Nhưng đã có một “điểm sáng” khi theo số liệu của 9 tháng năm 2023, Đức đã đầu tư vào Việt Nam hơn 200 triệu USD. Hoặc có thể nhắc tới dự án 1 tỷ USD mà Tập đoàn LEGO (Đan Mạch) đã đầu tư vào Việt Nam từ cuối năm 2022.

Theo ông Toàn, đó là những “điểm sáng”, những chỉ dấu mà Việt Nam cần phải tận dụng và phát huy. “Chúng ta cần chuẩn bị như thế nào để đón tiếp họ, chuẩn bị môi trường đầu tư, chất lượng nguồn nhân lực, sự sẵn sàng của DN… để hút tiềm năng rất lớn này, tránh để mất đi những lợi thế mà giai đoạn khởi đầu thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) Việt Nam đã tận dụng được” - ông Toàn nói.

Trước đây, khi DN FDI đầu tiên vào Việt Nam thì hầu hết đều thực hiện theo hình thức liên doanh với một DN Việt Nam để mỗi bên thực hiện phần việc thế mạnh của mình. Tuy nhiên, hiện nay DN FDI vào Việt Nam đều là các công ty 100% vốn nước ngoài, còn hợp đồng hợp tác kinh doanh và liên doanh khá ít. Trừ những trường hợp nào khó quá, họ không làm được thì họ mới liên doanh. “Đây là một điểm mà chúng ta để vuột mất một cơ hội” - ông Toàn khẳng định.

Do đó, cần phải tìm cách để liên kết trở lại với các nhà đầu tư. Để làm được việc này, cần phải nâng tầm DN Việt lên để có thể tham gia vào chuỗi giá trị thông qua công nghiệp hỗ trợ và thông qua các liên kết làm ăn, hợp đồng hợp tác kinh doanh. Các DN Việt Nam phải phát huy đổi mới sáng tạo, phải đầu tư về công nghệ, đầu tư về chất xám, đầu tư vào con người để DN Việt có thể hợp tác với các DN FDI một cách bình đẳng. Và phải luôn ở tâm thế “việc tham gia vào chuỗi giá trị đó phải là sự chủ động từ phía Việt Nam” - ông Toàn gợi ý.