【nhận định bóng đá thụy điển】Xuất nhập khẩu trong “bình thường mới”: Thông suốt những cung đường “chục tỷ đô”
Hải quan Hải Phòng: Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng hơn 19 tỷ USD | |
Hải quan Hải Phòng đóng góp gần 64% tổng thu ngân sách của thành phố | |
5 nhóm hàng tăng thu trăm,ấtnhậpkhẩutrongbìnhthườngmớiThôngsuốtnhữngcungđườngchụctỷđônhận định bóng đá thụy điển nghìn tỷ tại Hải quan Hải Phòng | |
Thu ngân sách ở Chi cục chục tỷ “đô” | |
Hải quan Quảng Ninh tìm giải pháp tăng thu ngân sách | |
Hải quan Quảng Ninh phòng, chống dịch ở cấp độ cao nhất |
Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 1 kiểm tra thực tế hàng hóa. Ảnh: T.BÌNH |
Không còn “ngăn sông cấm chợ”
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu Vực 1 Vũ Thanh Nam: Chủ động xây dựng nhiều sáng kiến, cải tiến trong công việc Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Chi cục đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện tốt “mục tiêu kép”. Đặc biệt, đơn vị đã ký kết gần 5.000 bản thỏa thuận với doanh nghiệp để thực hiện đối tác Hải quan- Doanh nghiệp. Thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ, Chi cục tiếp tục triển khai các tổ hỗ trợ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, đảm thông quan hàng hóa một cách nhanh nhất. Để hạn chế việc tiếp xúc giữa doanh nghiệp với cán bộ công chức, Chi cục bố trí các khu vực tiếp nhận hồ sơ độc lập và sử dụng các ứng dụng trên điện thoại thông minh, e-mail… để tương tác, tiếp nhận thông tin từ doanh nghiệp. Ngoài ra, Chi cục chủ động xây dựng, đưa ra nhiều sáng kiến, cải tiến trong công việc nhằm đảm bảo việc giải quyết thủ tục nhanh chóng, thuận tiện. Nhờ tạo thuận lợi, xử lý triệt để vướng mắc từ cộng đồng doanh nghiệp, tính đến ngày 1/11/2021, Chi cục đã thu nộp ngân sách đạt 17.400 tỷ đồng, đạt 105% chỉ tiêu cả năm (16.500 tỷ đồng), tăng 3.600 tỷ so với cùng kỳ năm 2020. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 3 Trần Mạnh Hùng: Phối hợp để tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp Từ khi dịch bệnh bùng phát, Chi cục đã thành lập các tổ giải đáp vướng mắc, tổ hướng dẫn doanh nghiệp, tổ hỗ trợ doanh nghiệp 24/7. Qua đó kịp thời trao đổi, nắm bắt thông tin với cộng đồng doanh nghiệp một cách thường xuyên dù trong bối cảnh giãn cách xã hội, hạn chế tiếp xúc trực tiếp... Đặc biệt, đơn vị chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng các hệ thống công nghệ thông tin nghiệp vụ của Ngành trong quá trình thực hiện thủ tục, quản lý nhà nước về hải quan như Hệ thống VNACCS/VCIS, VASSCM, Cổng thông tin một cửa quốc gia… Hiện nay, Chi cục đã triển khai 43 dich vụ công trực tuyến cấp độ 4. Ngoài ra, Chi cục chủ động xây dựng phần mềm hỗ trợ cán bộ, công chức để đảm bảo thông quan nhanh chóng hàng hóa, giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp; thường xuyên trao đổi, tham vấn doanh nghiệp qua nền tảng công nghệ thông tin để nắm bắt, hỗ trợ, kịp thời xử lý khó khắn, vướng mắc. Đặc biệt, Chi cục phối hợp với các đơn vị kinh doanh kho, bãi, cảng, hãng tàu, các đơn vị quản lý chuyên ngành trên địa bàn để tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp… Từ đầu năm đến hết tháng 10, Chi cục đã thông quan cho lượng hàng hóa với tổng kim ngạch 4,642 tỷ USD; tổng thu ngân sách 9.308 tỷ đồng. Thời gian tới, Chi cục tiếp tục đẩy mạnh đồng bộ các biện pháp để thực hiệu quả Nghị quyết 128 của Chính phủ, đảm bảo tạo thuận lợi tối đa cho cộng đồng doanh nghiệp. Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Hoành Mô, Cục Hải quan Quảng Ninh Đỗ Hồng Lâm: Tập trung các nhóm giải pháp tạo thuận lợi về thủ tục hải quan Triển khai Nghị quyết 128, Chi cục đã chủ động nghiên cứu xây dựng kế hoạch thực hiện “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” và thực hiện một số giải pháp thông quan hàng hóa nhanh chóng, kịp thời hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn. Với tinh thần ưu tiên tập trung thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo đúng chỉ đạo của các cấp; đồng thời hỗ trợ tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua địa, Chi cục tập trung thực hiện các nhóm giải pháp tạo thuận lợi về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; hỗ trợ thủ tục xuất khẩu nông sản qua các tỉnh biên giới phía Bắc; tăng cường kiểm soát chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua tuyến biên giới, ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới. Từ đầu năm đến 4/11, kim ngạch xuất nhập khẩu tại Chi cục đạt 115 triệu USD, đạt 106% chỉ tiêu giao, tăng 47,63% so với cùng kỳ năm 2020; thu ngân sách đạt 201,6 tỷ đồng, 80,65% chỉ tiêu phấn đấu (250 tỷ), tăng 39,45% so với cùng kỳ năm 2020. Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái, Cục Hải quan Quảng Ninh Nguyễn Văn Dương: Quản lý nhà nước về hải quan gắn với công tác phòng, chống dịch Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Chi cục đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch, cũng như tạo thuận lợi cho hoạt đông xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa được thông suốt. Chi cục đã thành lập 4 tổ công tác để hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Thực hiện Nghị quyết 128, Chi cục tiếp tục triển khai các giải pháp, thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”, đặc biệt là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho cộng đồng doanh nghiệp, đảm bảo công tác quản lý nhà nước về Hải quan gắn với công tác phòng, chống dịch Covid-19. Đến hết 31/10 tại Chi cục có gần 700 doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu, kim ngạch đạt 3 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2020. Thái Bình- Quang Hùng (ghi) |
Ít ngày sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128, phóng viên Tạp chí Hải quan đã có mặt tại hai cửa ngõ giao thương quan trọng ở phía Bắc là Hải Phòng và Quảng Ninh với kim ngạch xuất nhập khẩu mỗi năm hàng chục tỷ USD. Trên các tuyến đường ra, vào hai địa phương, chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 vẫn được duy trì. Tuy nhiên, việc khai báo y tế diễn ra thuận tiện, nhanh chóng nhờ ứng dụng PC-Covid. Căn cứ vào cấp độ dịch của điểm xuất phát, lực lượng chức năng tại chốt sẽ hướng dẫn biện pháp phòng, chống dịch bệnh phù hợp.
Từ nội thành Hải Phòng ra khu vực cảng trên đường 356- con đường đường huyết mạch lưu thông hàng hóa ở khu vực cảng Hải Phòng, chúng tôi chứng kiến từng dòng xe container tấp nập nối đuôi nhau ra, vào cảng.
Tại cảng Tân Vũ, anh Nguyễn Văn Dương (quê Tiền Hải, Thái Bình), tài xế xe đầu kéo chuyên chở hàng xuất nhập khẩu từ Hải Phòng đi Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc chia sẻ về hành trình từ Hải Phòng đi Hà Nội và ngược lại những ngày gần đây.
Hàng ngày, anh Dương chở hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị từ Hải Phòng theo quốc lộ 5A qua các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương để giao cho nhà máy ở Hà Nội, sau đó quay xe về Hải Phòng. Theo anh Dương, hiện nay, chỉ còn Hải Phòng duy trì chốt kiểm soát dịch bệnh (khi quay trở về Hải Phòng). Tại chốt kiểm soát có khu vực dành riêng cho tài xế xe tải khai báo và khu vực dành cho xe máy, xe khách hay ô tô cá nhân.
“Tại chốt kiểm soát chỉ xuất trình chứng nhận tiêm chủng, phiếu xét nghiệm Covid-19 và một số giấy tờ liên quan, thời gian hơn 10 giây nên không còn tình trạng ách tắc như trước. Mỗi chuyến từ Hải Phòng lên Hà Nội và ngược lại chỉ mất khoảng 4 giờ mỗi lượt, trong khi thời cao điểm dịch, các địa phương đều lập chốt có khi mất 2 ngày, thông thường mất 1 ngày. Đi lại thuận tiện nên ngày nào tôi cũng chạy một chuyến Hải Phòng- Hà Nội và ngược lại. Công việc ổn định, thu nhập tăng lên”, anh Nguyễn Văn Dương vui mừng nói.
Tương tự Hải Phòng, trên tuyến Quốc lộ 18- con đường huyết mạch về xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Trung Quốc qua địa bàn Quảng Ninh, những ngày đầu tháng 11, chúng tôi thường xuyên gặp những đoàn xe nối đuôi nhau.
Ở lối mở cầu phao Km3+4, TP Móng Cái (Quảng Ninh) chúng tôi cũng ghi nhận được chia sẻ của giới tài xế đường dài về việc đi lại thuận tiện khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128.
Anh Nguyễn Ngọc Tặng (quê Tuy An, Phú Yên) không giấu được sự phấn chấn khi vừa chở xong chuyến hàng xuất khẩu đầu tiên ra Móng Cái. Ngày 27/10, anh Tặng xuất phát từ TP Phan Thiết, Bình Thuận chở 1 container khoảng 20 tấn thanh long xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu ở Móng Cái.
Trước khi xuất phát, anh Tặng lo lắng không ít vì đây là chuyến hàng đầu tiên chở hàng ra Móng Cái. Hơn nữa, nhiều đồng nghiệp cho biết việc đi lại trong mùa dịch rất khó khăn, nhiều người phải mất 4-5 ngày hoặc lâu hơn mới đến được Móng Cái.
Nhưng ngược với sự lo lắng đó, việc đi lại của anh Tặng lần này thuận tiện và chỉ sau 2 ngày đã có mặt ở Móng Cái.
“Từ Bình Thuận ra Quảng Ninh tôi chỉ phải khai báo y tế khi đi qua các tỉnh. Vào địa phận Quảng Ninh phải khai báo y tế và test nhanh Covid-19. Khoảng 15 phút có kết quả âm tính tôi tiếp tục chở hàng ra Móng Cái. Đến địa phận TP Móng Cái, tôi tiếp tục phải test nhanh Covid-19. Cũng chỉ mất khoảng 15 phút là có kết quả. Khi có kết quả âm tính tôi chở hàng đến lối mở cầu phao km3+4 để làm thủ tục xuất khẩu. Khi lưu trú lại Móng Cái tôi được chủ hàng bố trí ở khu vực tập trung để đảm bảo phòng dịch”, anh Nguyễn Ngọc Tặng chia sẻ.
Trước khi thực hiện Nghị quyết 128, để vào địa phận Quảng Ninh và lên Móng Cái phải qua 2 chốt kiểm soát dịch như anh Tặng nói. Nhưng mỗi chốt phải test Covid-19 bằng phương pháp PCR nên thời gian chờ kết quả mất từ 10 giờ đến 20 giờ. Vì vậy, đưa hàng từ miền Nam ra Móng Cái mất 4-5 ngày, thậm chí nhiều hơn!
Theo ghi nhận của phóng viên, các tài xế đều bày tỏ tinh thần hợp tác với lực lượng chức năng địa phương trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Bởi, khi dịch bùng phát, cuộc sống, công việc của họ cũng ảnh hưởng rất nhiều.
Khơi thông những dòng chảy hàng hoá “tỷ đô”
Để góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết 128, giúp khơi thông dòng chảy hàng hóa xuất nhập khẩu gắn với phòng, chống dịch, ngành Hải quan, nhất là các đơn vị hải quan cơ sở tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp trong thực hiện mục tiêu kép.
Đại diện Cục Hải quan Hải Phòng cho biết: từ khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đơn vị đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống dịch và đảm bảo thông quan hàng hóa. Đặc biệt, sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp hết sức cụ thể. Điển hình như đối với trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hóa, Cục áp dụng tối đa việc kiểm tra qua hệ thống máy soi container để thông quan hàng hóa. Với việc công nhận địa điểm kiểm tra tại cơ sở sản xuất, chân công trình, chỉ yêu cầu doanh nghiệp nộp hồ sơ qua mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính, Cục sẽ kiểm tra hồ sơ, căn cứ quy định để quyết định công nhận mà không yêu cầu doanh nghiệp phải đến cơ quan Hải quan và công chức cũng không phải đến doanh nghiệp để kiểm tra như trước.
Mới đây, Cục Hải quan Hải Phòng có văn bản yêu cầu các đơn vị tạm dừng, hoãn các cuộc kiểm tra sau thông quan đã có trong kế hoạch năm 2021 (bao gồm kiểm tra sau thông quan đánh giá tuân thủ và kiểm tra sau thông quan theo dấu hiệu rủi ro); tạm dừng, hoãn các cuộc thanh tra, kiểm tra đã có trong kế hoạch năm 2021 như: thanh tra chuyên ngành, kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra tình hình sử dụng nguyên vật liệu, vật tư tại trụ sở người nộp thuế…
Liên quan đến tháo gỡ vướng mắc của doanh nghiệp trong thời kỳ dịch bệnh, Cục Hải quan Hải Phòng chỉ đạo các đơn vị hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện kết nối trao đổi trên dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích…
Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp tạo thuận lợi nên việc doanh nghiệp phải trực tiếp đến giao dịch tại trụ sở cơ quan Hải quan giảm rất nhiều, trong khi lưu lượng tờ khai, hàng hóa xuất nhập khẩu vẫn có chiều hướng tăng và việc thông quan thuận lợi.
Từ đầu năm đến 31/10, Cục Hải quan Hải Phòng đã làm thủ tục thông quan cho hơn 1,76 triệu tờ khai, tăng hơn 300 nghìn tờ khai so với cùng kỳ 2020, tổng kim ngạch lên đạt gần 93 tỷ USD, tăng tới hơn 19 tỷ USD.
Tại Cục Hải quan Quảng Ninh, Phó Cục trưởng Trịnh Văn Nhuận cho biết, ngoài các giải pháp trước đây, sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128, Tỉnh ủy Quảng Ninh đã có Chỉ thị số 18-CT/TU, UBND tỉnh có Quyết định 3633/QĐ-UBND về triển khai Nghị quyết 128 tại địa phương. Trên cơ sở đó, Ban Thường vụ Đảng ủy Cục Hải quan Quảng Ninh ban hành Chỉ thị số 08-CT/ĐU để triển khai công tác phòng, chống dịch theo hướng linh hoạt, kiểm soát hiệu quả.
“Căn cứ các hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng, chống dịch, Cục Hải quan Quảng Ninh đã ban hành bộ tiêu chí để đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch để các đơn vị căn cứ tình hình thực tế, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, hiệu quả, gắn với đảm bảo thông quan hàng hóa. Cùng với đó, Cục Hải quan Quảng Ninh xây dựng lại phương án phòng, chống dịch đáp ứng theo yêu cầu tình hình mới theo hướng kiểm soát dịch hiệu quả trên tinh thần 3 trước, 4 tại chỗ, thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả phòng, chống dịch. Từ đó, các đơn vị rà soát lại các quy trình thủ tục hải quan vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch, vừa thúc đẩy hoạt động thương mại, hoạt động xuất nhập khẩu, đáp ứng mục tiêu kép của Chính phủ. Hết tháng 10, Cục Hải quan Quảng Ninh giải quyết thủ tục cho 71.638 tờ khai của 1.159 doanh nghiệp với tổng kim ngạch đạt 10,3 tỷ USD, tăng 33% về tờ khai, tăng 6% về doanh nghiệp, tăng 28% về kim ngạch so với năm 2020”, Phó Cục trưởng Trịnh Văn Nhuận chia sẻ.
Chúng tôi rời Quảng Ninh, Hải Phòng khi dịch bệnh Covid-19 còn nhiều phức tạp. Cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương, lực lượng Hải quan nơi đây vẫn tiếp tục nỗ lực, phấn đấu để đảm bảo công tác phòng, chống dịch và khơi thông dòng chảy hàng hóa xuất nhập khẩu.
Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu Hoành Mô kiểm tra thực tế hàng hóa. Ảnh. Q. HÙNG |
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/20d799747.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。