【dự đoán tỉ số bóng đá】Doanh nghiệp năm 2011: Tìm nút gỡ rối
Đầu tư thị trường vừa sức
Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Hoàng Văn Dũng cho rằng,ệpnămTìmnútgỡrốdự đoán tỉ số bóng đá điểm sáng của DN trong năm qua là hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Đầu tư ra nước ngoài của DN Việt hiện đã đến 53 quốc gia, vùng lãnh thổ và đang hướng đến nhiều thị trường khác, như châu Âu, Mỹ, Australia...
Tuy nhiên, có thể thấy năm 2011 là một năm nền kinh tế khó khăn đã có tác động nhất định đến hoạt động của DN nên phần lớn DN đầu tư ra nước ngoài ở những quốc gia láng giềng. Tại Lào, Hoàng Anh Gia Lai năm 2011 đã khẳng định là một tên tuổi nổi tiếng với nhiều dự án lớn về cao su, mía đường, thủy điện, khai khoáng… với tổng số vốn đầu tư lên tới gần 1 tỷ USD.
Tại Hội nghị hợp tác đầu tư Việt - Lào diễn ra tại Thủ đô Viêng Chăn tháng 9 vừa qua, tập đoàn này tiếp tục ký kết biên bản ghi nhớ bốn dự án lớn với đối tác Lào.
Nước láng giềng Campuchia cũng là một địa chỉ đầu tư rất thành công của DN Việt Nam ngay trong khủng hoảng. Rót vốn vào thị trường này trong khi khủng hoảng tài chính toàn cầu đang thời kỳ khốc liệt nhất, Metfone (thương hiệu của Viettel) đã trở thành nhà cung cấp có hạ tầng mạng lớn nhất hiện nay tại Campuchia.
Một tập đoàn tư nhân khác của Việt Nam cũng góp phần vào bức tranh viễn thông Campuchia là FPT. Năm 2011 FPT đã xây dựng kết nối mạng đường trục đến đường biên giới, từ đó cung cấp dung lượng cho các nhà khai thác tại Campuchia và hiện cung cấp gần 50% băng thông quốc tế đến thị trường này.
Đối với một số ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, năm 2011 vừa qua, DN chủ động nâng cao năng suất và mang lại hiệu quả. Nhận định rằng việc gia tăng năng suất sẽ làm cho chi phí cố định trên sản phẩm của DN giảm đáng kể, đồng thời tăng thêm thu nhập cho công nhân, giúp ổn định lực lượng lao động, ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Sản xuất Thương mại May Sài Gòn (Garmex Sài Gòn) cho biết trong năm 2011 đã thực hiện năng suất lao động từ 20.000 USD/dây chuyền/tháng lên 23.000 USD/dây chuyền/tháng.
Những tháng cuối năm, năng suất của Công ty tiếp tục tăng lên 25.000 USD/dây chuyền/tháng. Sự chủ động này của DN đã giúp ổn định tinh thần của người lao động, giữ chân được nhân công. Đây là một trong những kết quả vui nhất đối với ông Hùng bởi trong ngành may mặc, ổn định được nhân công đã là một nửa thành công trong kế hoạch năm 2012.
Cơ cấu lại sản phẩm
Song song với việc ổn định nhân công, tăng năng suất lao động, nhiều DN đặt trọng tâm vào việc bố trí lại cơ cấu sản phẩm. Chẳng hạn như Công ty cổ phần Bao bì Hà Tiên (Hakipack). Năm 2011 được coi là năm Công ty “tấn công” vào một số thị trường nhỏ lẻ trước đây bỏ qua.
Với vốn điều lệ hơn 40 tỷ đồng và 560 lao động, trước đây Bao bì Hà Tiên chủ yếu cung cấp bao bì cho ngành xi măng. Hàng năm Công ty cung cấp 45 triệu vỏ bao xi măng cho thị trường trong nước và thị trường Âu, Mỹ. Năm nay, trong điều kiện ngành xi măng cung vượt cầu, khách hàng mua bao xi măng bị thu hẹp làm ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ của Công ty.
Nhằm tìm thêm đầu ra, duy trì doanh thu, Công ty đã tập trung vào sản phẩm trước đây bị bỏ qua là bao Bigbag, loại bao lớn có sức chứa 500-2.000 kg cho XK và cả tiêu thụ trong nước. Một số mặt hàng khác cũng được công ty tăng công suất là bao bì BOPP đựng thức ăn chăn nuôi, giấy bạt lót ao nuôi tôm, bao nông sản.
Tuy đây không phải là sản phẩm chủ lực song đủ bù đắp phần sụt giảm do thị trường xi măng chững lại. Đại diện Hakipack cho hay, đầu năm 2011 Công ty cũng có gặp khó khăn song với giải pháp nói trên, kết quả lợi nhuận sau thuế 9 tháng của Công ty đã vượt kế hoạch cả năm 2011 mà Đại hội cổ đông đề ra (7 tỷ đồng).
Trong một trường hợp khác, Công ty cổ phần Sách-Thiết bị trường học Hà Tĩnh (HTBEECO) lại lựa chọn việc tái cơ cấu Công ty làm nhiệm vụ chính trong năm 2011. Theo Tổng giám đốc Ngô Gia Bảo, tái cơ cấu là để tăng cường quyền tự chủ cho các đơn vị thành viên. Kết thúc năm 2011 HTBEECO đạt được mục tiêu doanh thu 50 tỷ đồng.
Ông Bảo cho biết, trong năm tới, HTBEECO sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu công ty, tổ chức lại sản xuất. Theo đó, Công ty sẽ tổ chức theo mô hình công ty mẹ - con, các công ty con sẽ hạch toán độc lập, được tăng cường tự chủ về thị trường, sản phẩm. HTBEECO sẽ có ba công ty con là Công ty Công nghệ, Công ty Thương mại và Công ty Dịch vụ giáo dục. Ông Bảo hy vọng việc tăng cường tự chủ sẽ giúp các công ty con năng động hơn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Tinh giản bộ máy, chuyển hướng thị trường vừa sức, tái cơ cấu là những giải pháp thường được khuyến cáo cho DN trong thời kỳ khó khăn. Tuy nhiên điều quan trọng là mỗi DN đã biết lựa chọn một công việc cần thiết nhất với DN mình từ đó tháo gỡ dần khó khăn chung và bước tiếp.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự: Nên lập quỹ kiện phòng vệ thương mại Năm 2011 là năm thứ năm DN Việt Nam chính thức tham gia sân chơi WTO. Cơ hội này đã giúp cho các DN Việt Nam tiếp cận với các hoạt động kinh doanh cũng như công nghệ, thị trường trên toàn thế giới. Tuy nhiên, DN cũng gặp những khó khăn nhất định. Một trong số đó là DN phải đối mặt với các hàng rào kỹ thuật của các nước đã tham gia WTO từ trước. Khi các DN Việt Nam tham gia vào các thị trường này rất dễ bị vi phạm vì không tìm hiểu kỹ, để xảy ra những kiện cáo, bất lợi cho DN Việt Nam. Trong khi đó, nhiều DN, hiệp hội không hiểu hoặc hiểu không đầy đủ về tính chất và tác động của các vụ kiện phòng vệ thương mại, nên đã có cách hành xử tiêu cực, gây ra những hậu quả bất lợi về toàn cục. Dự kiến những vụ kiện phòng vệ thương mại sẽ diễn biến nhiều trong thời gian tới, trong khi đó chi phí để theo đuổi kiện là khá lớn (chi phí luật sư, chi phí vận động, chi phí đi lại), để chủ động trong vấn đề này, mỗi DN, Hiệp hội (đặc biệt là ngành có nguy cơ cao) nên lập quỹ kiện phòng vệ thương mại để có thể huy động kịp thời khi vụ việc xảy ra. Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ phát triển Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đại Lai: Chuẩn bị tốt hồ sơ vay vốn Trước “cơn bão” suy thoái, nhiều DN nhỏ đã mất thị trường và xuống hạng tín dụng, khiến khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Việc ngân hàng thắt chặt tín dụng hiện nay làm cho DN phải hết sức lưu ý đến từng chi tiết nhỏ khi chuẩn bị hồ sơ vay vốn. Điều đó có nghĩa là DN phải trình bày kế hoạch kinh doanh của mình rõ ràng kèm theo các mục tiêu thật cụ thể cho mong muốn về số tiền yêu cầu được vay. Nếu DN thật sự cần vay 5 tỷ đồng thì đừng yêu cầu vay 3 tỷ đồng và để 6 tháng sau đến và nói là tôi cần vay thêm 2 tỷ đồng nữa vì điều đó chứng tỏ kế hoạch của DN rất thiếu sức thuyết phục. DN hãy đưa ra hồ sơ vay 5 tỷ đồng và trình bày yêu cầu vay vốn hiệu quả, đầy đủ. Ngoài ra DN cần cung cấp thêm thông tin về năng lực quản lý của công ty cũng như các dự kiến về dòng tiền mặt vì nó sẽ được xem xét đến nhiều hơn so với những số liệu về thực trạng của DN hiện nay. Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PTI Nguyễn Tất Thịnh: Doanh nghiệp tư nhân đã trưởng thành hơn Trong năm 2011, các DN Việt Nam đã trưởng thành khá nhanh, năng động, đặc biệt là các DN tư nhân. Nhiều DN không những đứng vững và cạnh tranh có hiệu quả ở thị trường trong nước mà bước đầu còn vươn ra chiếm lĩnh thị trường khu vực và quốc tế. Thể hiện rõ nhất là trong số 1.000 DN đóng góp nhiều nhất vào ngân sách Nhà nước được vinh danh, số DN tư nhân cũng ngang bằng so với các DN Nhà nước và DN FDI. Nhìn chung, DN tư nhân mới thành lập có độ linh hoạt cao hơn so với các DN lớn và có khả năng thích ứng nhanh chóng trước những diễn biến trong ngành hoặc trong giới DN. Họ có khả năng đổi mới, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới nhanh, sáng tạo hơn các DN lớn vốn bị kìm chân trong bộ máy quan liêu. Cho dù phải thích ứng với những thay đổi về thị trường hay quảng cáo của đối thủ cạnh tranh, thông thường một DN nhỏ chỉ cần vài ngày là có thể đưa ra quyết định, chứ không cần hàng tháng hay hàng năm. Viện trưởng Viện Tin học DN (VCCI) Lê Văn Lợi: Sử dụng lợi ích của mạng xã hội Trong mỗi thành công của DN trong năm 2011, công nghệ thông tin đóng vai trò không nhỏ vào việc tăng năng suất, cải cách hành chính… Tuy nhiên vẫn còn gần 1/4 DN (theo kết quả một cuộc điều tra 3.500 DN của VCCI trong năm 2011) thừa nhận còn yếu kém trong ứng dụng thương mại điện tử và công nghệ thông tin do chưa đầu tư đúng mức cho hoạt động này. Để khắc phục hạn chế đó, tự thân DN cần điều chỉnh chiến lược phát triển của mình, chú trọng đầu tư vào công nghệ thông tin. Một điểm DN cần lưu ý trong bối cảnh hiện nay là lợi ích từ việc phát hiện và phòng ngừa các rủi ro trong kinh doanh quốc tế thông qua công cụ mạng xã hội. Các DN cần biết và tận dụng khả năng hỗ trợ thông tin của mạng xã hội về kinh nghiệm giải quyết tranh chấp, kiện tụng tại thị trường nước ngoài, khả năng phát hiện sớm rủi ro từ các thị trường nhạy cảm... |
Huyền Bảo
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/210a791891.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。