Khi bác sĩ trở thành F0
Chuyên gia vật lý trị liệu Trương Văn Hiền là một trong 3 nhân viên của Bệnh viện Chợ Rẫy được cử sang hỗ trợ bệnh nhân ở Bệnh viện Hồi sức người bệnh Covid-19 TP.HCM (tại TP Thủ Đức).
Công việc của họ là hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân thở máy; hỗ trợ tập thở cho bệnh nhân phải thở oxy dòng cao; thở oxy bình thường…
TheêngiaởtuyếnđầuchốngdịchMắtỷ lệ kèo đá bóngo anh Hiền, cùng với điều trị, việc tập thở, tập vận động có tác dụng giúp bệnh nhân Covid-19 nhanh chóng hồi phục, tránh nguy cơ chuyển nặng. “Có những trường hợp sau tập vật lý trị liệu đã ngăn được thở máy, đưa ra thở oxy ít ngày thì có thể xuất viện”, anh chia sẻ.
Chuyên gia vật lý trị liệu Trương Văn Hiền |
Theo anh Hiền, công việc khá căng thẳng khi ban đầu, bệnh viện chỉ có 3 nhân viên vật lý trị liệu từ Bệnh viện Chợ Rẫy. Sau đó, họ có thêm sự hỗ trợ từ sinh viên các trường đại học. Hiện tại, mỗi ngày, họ phải tập vật lý trị liệu cho khoảng 200 bệnh nhân.
Đây cũng là công việc nhiều nguy cơ lây nhiễm khi mỗi nhân viên phải hướng dẫn bệnh nhân khoảng 20-30 phút/lần. Sau khi hỗ trợ một bệnh nhân thở tốt hơn, họ lại nhanh chóng di chuyển sang nơi khác.
“Trong quá trình làm việc, chúng tôi buộc phải nói nhiều để hướng dẫn, động viên bệnh nhân tập. Khi họ không hợp tác, mình phải giải thích. Việc tiếp xúc F0 thời gian dài đã khiến 2 trong số 3 nhân viên vật lý trị liệu dương tính với SARS-CoV-2”, anh nói.
Anh Hiền là một trong số đó. Hơn 1 tháng làm việc, một ngày đầu tháng 9, chuyên gia vật lý trị liệu này bị sốt, mệt mỏi. Dù tiếp xúc với các F0 nhưng anh không nghĩ mình mắc Covid-19. Đến khi được xét nghiệm mẫu gộp, nghe kết quả có 5 người dương tính với SARS-CoV-2, anh nghĩ: “Thế là Covid đã gọi tên mình”. Xét nghiệm lần tiếp theo, anh nhận kết quả dương tính.
Anh Hiền hỗ trợ bệnh nhân Covid-19 tập vật lý trị liệu |
Khá lo lắng khi trở thành F0 nhưng nhận thấy các triệu chứng không quá nặng, anh Hiền yên tâm hơn. Anh được chuyển qua khu cách ly riêng dành cho nhân viên y tế mắc Covid-19. Nhưng cách ly, điều trị được 1 tuần, anh xin quay lại để tiếp tục hỗ trợ bệnh nhân.
“Nhu cầu bệnh nhân F0 cần hồi phục vật lý trị liệu rất lớn nhưng chỉ có 3 nhân viên y tế và các sinh viên hỗ trợ. Tôi là F0 nhưng triệu chứng nhẹ, nếu nằm một chỗ rất phí nên tôi xin ra để hỗ trợ đồng nghiệp”, anh nói.
Với mong muốn giúp thêm bệnh nhân không phải thở máy, có thể nhanh hồi phục về với gia đình, anh đề xuất với cấp trên để quay lại với công việc và được chấp thuận.
F0 hồi phục nhịp thở cho các F0
Virus SARS-CoV-2 dường như không làm khó được anh. Chuyên gia vật lý trị liệu Trương Văn Hiền chia sẻ thêm: “Trước đây, khi chưa mắc Covid-19, tôi gặp F0 còn chút rụt rè vì hiểu nguy cơ có thể bị lây nhiễm bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, sau khi nhiễm, tiếp xúc F0, tôi đã không còn e ngại vì họ cũng như mình. Không chút sợ hãi, tôi tự tin hơn”.
Anh Hiền còn chia sẻ, đây cũng là một điểm thuận lợi của anh trong công việc. Với những bệnh nhân có thái độ hợp tác, anh hướng dẫn họ thực hiện các bài tập. Nhưng cũng có nhiều bệnh nhân không hợp tác do cơ thể mệt mỏi dù được hướng dẫn, khuyến khích tập để cải thiện phổi.
“Với những F0 này, tôi dành thời gian thuyết phục: “Con cũng là F0, con cũng tập như vậy từ từ mới vượt qua được. Nhờ tập luyện nên con mới khỏe mạnh để hướng dẫn cho mọi người”. Khi chia sẻ hoàn cảnh của mình, tôi tạo được sự đồng cảm với người đối diện. Từ đó, bệnh nhân hiểu và đáp ứng tốt hơn”.
Anh Hiền và đồng nghiệp tại Bệnh viện Hồi sức người bệnh Covid-19 TP.HCM. |
Khi anh vào bệnh viện hỗ trợ cho các F0 dù công việc vất vả và nguy cơ nhưng gia đình rất ủng hộ. Tuy nhiên lúc nhận tin mình trở thành F0, anh Hiền lại giấu người thân.
“Tôi thấy các triệu chứng của bản thân nhẹ và sợ làm mọi người lo lắng nên không báo. Sau này khi đọc tin, gia đình mới phát hiện, gọi điện dồn dập hỏi han và trách sao không báo”, anh nhớ lại.
Hiện tại sau các lần xét nghiệm, anh Hiền đã có kết quả âm tính. Là một chuyên gia vật lý trị liệu và cũng là F0, anh nhấn mạnh, với các bệnh nhân Covid-19 điều quan trọng nhất trong điều trị là tăng sức đề kháng bằng việc đảm bảo dinh dưỡng, giữ tinh thần khỏe mạnh và thường xuyên vận động.
“Bạn có thể vận động ngày 3 lần/ngày. Do căn bệnh này làm tổn thương phổi vì vậy trong lúc vận động, bạn phải phối hợp với nhịp thở. Ví dụ khi đi bộ, chúng ta đồng thời phải hít thật sâu để luyện tập. Bên cạnh điều trị, ăn uống, sự luyện tập khoa học và đều đặn là chìa khóa giúp bạn vượt dịch bệnh”, anh chia sẻ.
Chuyên gia Trương Văn Hiền cũng là người từng hỗ trợ tập thở cho bệnh nhân 91 (phi công người Anh từng mắc Covid-19 nặng tại Việt Nam vào năm 2020) ngay từ những ngày đầu bệnh nhân được chuyển từ Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM về Bệnh viện Chợ Rẫy. Anh chia sẻ: “Công việc áp lực, không có thời gian trao đổi với bệnh nhân nhiều nên khi nhận được những lời cảm ơn hay nhắn nhủ: “Mai bác sĩ lại đến giúp tôi nhé”, tôi rất xúc động”. |
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Ngọc Trang
Nữ bác sĩ 72 tuổi tình nguyện đi chống dịch: ‘Không thể đứng ngoài cuộc chiến’
“Vào ngành y từ năm 1973, ở tuổi 72 không còn sức khỏe để đăng ký vào tuyến đầu chống dịch. Vì vậy tôi tình nguyện cùng đồng nghiệp giúp đỡ cộng đồng tại điểm tiêm chủng vắc xin Covid-19”, bà Nhung nói.