Nhưng Tổng thống Nigeria,đangtrongnỗlựcmạnhmẽđểđẩylùinạnthamnhũlịch bóng đá ngoại hạng tây ban nha Muhammadu Buhari, một người từng là sĩ quan quân đội, muốn thay đổi tình hình này. Ông đang làm thế nào?
Mọi người đều đang nhìn thấy những nỗ lực của Tổng thống Buhari. Nhưng nhiệm vụ ông đặt ra cho mình được ví như "phải có sức khỏe của thần Hercules trong thần thoại Hy Lạp" mới có thể gánh vác.
Quân đội và chính phủ đã liên tục bòn rút tiền từ khoản doanh thu từ ngành công nghiệp dầu mỏ của nước này. Nhiều người dân địa phương cho rằng nạn này dâng cao đỉnh điểm dưới thời tổng thống tiền nhiệm Goodluck Jonathan.
Vào tháng 3 vừa rồi, một hãng kiểm toán đã phát hiện ra công ty dầu khí nhà nước đã rút ra 25 tỷ USD khỏi ví tiền của người dân trong thời gian từ 2011 đến 2015. Trong khi đó, các nhóm bao gồm thành viên chính phủ, sĩ quan quân đội và nhân viên trong công ty xăng dầu đã ăn trộm hàng chục nghìn thùng dầu thô mỗi ngày.
Tài khoản tiết kiệm quốc gia thì cạn kiệt, trong khi giá dầu tăng trong suốt thời gian ông Jonathan nắm quyền. Khoản tiền đó đáng nhẽ dùng để trang bị cho quân đội chống lại lực lượng nổi dậy Boko Haram thì đã bị bỏ túi riêng. Phó Tổng thống gần đây đã ước tính dưới sự nắm quyền của bộ máy chính phủ trước, 15 tỷ USD tiền công đã bị rút ra qua các hợp đồng mua bán vũ khí gian lận.
Từ khi ông Buhari giữ chức vào tháng 5/2015, hàng chục thành viên chính phủ và phe phái của họ đã bị bắt giữ bởi Ủy ban phòng chống tội phạm kinh tế và tài chính (EFCC) mới được thành lập. Nổi bật trong đó, cố vấn quân sự quốc gia Sambo Dasuki, đã bị buộc tội tham những 2 tỷ USD bằng những hợp đồng giả về mua bán trực thăng, máy bay và đạn dược.
Dưới chế độ quản lý mới, hãng Dầu khí quốc gia Nigieria đã phát triển theo một cách minh bạch hơn: giờ đây hãng thực hiện công bố báo cáo tài chính hàng tháng. Các hợp đồng hoán đổi dầu thô đổi lấy dầu đã qua tinh chế bị nghi vấn đang được đàm phán lại.
Chủ tịch của một công ty địa phương, Atlantic Energy, bị bắt giữ năm ngoái, ngay sau khi cựu bộ trưởng dầu khí bị bắt ở London. Kết quả, chính phủ đang thu hồi khoảng 10 tỷ USD tài sản bị lấy cắp (mặc dù phần lớn số đó sẽ còn bị lưu giữ trong tòa trong nhiều năm). Chính phủ cũng đã dỡ bỏ chiêu được gọi là ‘bảo hộ ngành năng lượng’, mà thời gian đỉnh điểm đã tiêu tốn của Nigeria 14 tỷ USD/năm.
Chính phủ của ông Buhari đã học tập từ những nước đã đang nỗ lực chiến đấu chống tham nhũng trong thời gian dài, như là Georgia. Nhưng không phải tất cả mọi người đều thấy hài lòng.
Đối thủ chính trị của ông, người đã điều hành Nigieria trong 16 cho đến năm 2015, gọi chiến dịch này là ‘săn phù thủy’. Có những lý do để nghi ngờ năng lực của các cơ quan phòng chống tham những và của tòa án.
Ủy ban phòng chống tội phạm kinh tế và tài chính (EFCC) vẫn chưa bỏ tù được những đối tượng có sức ảnh hưởng nhất, mặc dù vẫn đang phô trương về chương trình đào tạo các nhân viên điều tra.
Phần lớn các cơ quan chính phủ, bao gồm cơ quan thu thuế, các cơ quan trung ương và địa phương, không công khai ngân sách của họ, trong khi họ chi dùng khoảng một nửa khoản thu công.
Trong một nỗ lực để khắc phục tình trạng này, Bộ trưởng Tài chính - bà Kemi Adeosun, đã kiên quyết yêu cầu những người đứng đầu các cơ quan này – cũng đang trong tình trạng cạn kiệt tiền - công khai tình hình tài chính của họ trước khi họ được nhận một khoản cứu trợ tiếp theo.
Bà Kemi cũng mạnh tay bỏ đi hàng nghìn nhân viên ‘ma’ khỏi danh sách trả lương của nhà nước. Chính sách ‘một tài khoản ngân khố’, yêu cầu tất cả các dòng tiền vào của tất cả các cơ quan nhà nước gửi vào các ngân hàng thương mại đều có thể được theo dõi tại một tài khoản ở Ngân hàng Trung ương Nigieria, là sự thay đổi táo bạo nhất, cho phép chính phủ Nigieria nhiều quyền kiểm soát thu nhập của họ hơn.
Các chuyên gia tài chính nhận định đây cũng là bài học cho các quốc gia khác ở Tây Phi, quốc gia nổi tiếng nhất về tham nhũng ở châu lục này đã dạy cho các quốc gia khác vài điều về tính minh bạch./.
Ngọc Trang (theo Economist)