【kết quả new】Quản lý rủi ro nợ công
Danh mục nợ tiềm ẩn rủi ro
Kinh tế thế giới hiện trong bối cảnh tăng trưởng chậm và nợ công đang là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia trên thế giới. Việc đảm bảo tính bền vững của nợ công,ảnlýrủironợcôkết quả new lường trước và quản lý các rủi ro đối với danh mục nợ công là những thách thức chung đối với tất cả các quốc gia.
Đối với Việt Nam, Quốc hội đã có Nghị quyết số 10/2011/QH13 quy định trần nợ công đến năm 2015 không quá 65% GDP. Chính phủ đã ban hành Chiến lược quản lý nợ công giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó quy định nợ công đến năm 2020 không quá 65% GDP và nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ không quá 25% tổng thu ngân sách Nhà nước hàng năm. Theo đó, giai đoạn 2011- 2015, kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ là 335 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 2,5 lần giai đoạn 2006- 2010 (đã phát hành 250 nghìn tỷ đồng và năm 2015 sẽ phát hành thêm 85 nghìn tỷ đồng). Đồng thời đẩy mạnh giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi và bảo lãnh vay để đầu tư phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội quan trọng, thiết yếu. Do đó, nợ công tăng nhanh, từ 51,7% GDP năm 2010 lên 60,3% GDP vào cuối năm 2014 và khoảng 64% GDP vào cuối năm 2015. Mức nợ công này vẫn trong giới hạn quy định an toàn cho phép theo Nghị quyết của Quốc hội.
Tuy nhiên, thách thức đặt ra đó là nước ta đã trở thành nước có thu nhập trung bình nên tỷ trọng vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài với kỳ hạn dài, lãi suất thấp trong nợ công giảm dần. Cùng với thực hiện chủ trương chuyển mạnh sang vay trong nước, tỷ trọng vay trong nước tăng từ 40,3% tổng số nợ vay năm 2010 lên 54,5% năm 2014. Nợ nước ngoài chủ yếu là vay ưu đãi, thời hạn vay bình quân 20 năm với lãi suất khoảng 1,6%/năm. Nợ trong nước chủ yếu qua phát hành trái phiếu Chính phủ kỳ hạn ngắn, lãi suất cao (do chỉ số giá năm 2011- 2012 tăng mạnh)… dẫn đến áp lực và nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ tăng nhanh trong ngắn hạn. Hơn thế nữa, danh mục nợ của Việt Nam bắt đầu có những thay đổi và tiềm ẩm nhiều rủi ro hơn so với trước đây do sự gia tăng dần của các khoản vay với lãi suất thả nổi, các khoản vay với các điều kiện vay thương mại tăng lên trong danh mục nợ, trong khi thời hạn trung bình của trái phiếu Chính phủ còn thấp… là những thách thức không nhỏ trong quản lý nợ công.
Nhận diện rủi ro nợ công
Mặc dù Chính phủ đã nhận diện được các rủi ro đối với danh mục nợ công nhưng việc xây dựng chiến lược, phương án quản lý rủi ro vẫn là thách thức đối với cơ quan quản lý nợ. Quản lý rủi ro đối với nợ công là một trong những chức năng chính, quan trọng và là nghiệp vụ quản lý nợ thường xuyên của các cơ quan quản lý nợ trên thế giới.
Các rủi ro chính đối với danh mục nợ công được kể đến đó là: Rủi ro về tỷ giá; rủi ro lãi suất; rủi ro tái cấp vốn/thanh khoản; và rủi ro tín dụng. Trong đó, rủi ro về tỷ giá là khả năng xảy ra tổn thất về nợ công do biến động tỷ giá các đồng tiền đi vay trên thị trường tài chính dẫn đến tăng nghĩa vụ tài chính công quy đổi ra đồng tiền. Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra tổn thất về nợ công do biến động lãi suất trên thị trường tài chính. Rủi ro tái cấp vốn/thanh khoản là khả năng xảy ra tổn thất về nợ công do không huy động được vốn, thiếu các tài sản tài chính có tính thanh khoản để thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ nợ đến hạn theo cam kết hoặc phải tìm nguồn mới với chi phí cao bất thường. Còn rủi ro liên quan đến tính dụng do người vay lại vốn vay của Chính phủ, người được Chính phủ bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các điều kiện, điều khoản của hợp đồng vay cũng sẽ dẫn đến tổn thất về nợ công.
Theo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), Việt Nam đã bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình nên gia tăng các khoản vay ưu đãi, vay thương mại dẫn đến rủi ro thị trường đối với danh mục nợ công. Bên cạnh khuôn khổ pháp lý về công tác quản lý nợ công và quản lý rủi ro đã từng bước được hoàn thiện, thì việc tiếp cận về quản lý rủi ro nợ công ở Việt Nam còn mới mẻ, các nghiệp vụ quản lý rủi ro còn mang tính thụ động và trình độ hạn chế. Đánh giá về rủi ro lãi suất, theo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, thời gian trung bình tái thiết lập lãi suất của danh mục nợ Chính phủ là 12,3 năm. Đây là tỷ lệ tương đối dài do Việt Nam vẫn đang được hưởng các khoản vay ODA, vay ưu đãi. Tỷ lệ khoản vay có lãi suất vay ưu đãi (dưới 3%) chiếm tỷ trọng lớn, các khoản vay có lãi suất cố định chiếm ưu thế (trên 90%) nên hiện tại danh mục nợ nước ngoài của Chính phủ chưa có nhiều sức ép về rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, tổng số vốn cam kết tài trợ hàng năm có xu hướng ngày càng giảm giá trị vốn cam kết ODA và tăng các khoản vay ưu đãi dẫn đến nguy cơ phát sinh rủi ro lãi suất.
Đối với khả năng rủi ro tín dụng, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại cho rằng, tập trung vào ngành nông nghiệp, xi măng, đường cao tốc, đóng tàu, giấy. Trên thực tế, có dự án đã được tái cơ cấu lại tài chính, song vẫn gặp khó khăn. Theo đại diện cơ quan này, Quỹ Tích lũy trả nợ đã phải ứng vốn cho vay để trả nợ cho 9% tổng số dự án được cấp bão lãnh Chính phủ.
Quy định trích lập dự phòng rủi ro
Trong một cuộc hội thảo mới đây do Bộ Tài chính và Ngân hàng thế giới (WB) tổ chức, chuyên gia tài chính cao cấp của WB Rodrigo Cabral cho rằng, bản thân nghiệp vụ quản lý nợ không thể tự ngăn chặn khủng hoảng tài chính, nhưng có thể đóng góp vào củng cố niềm tin đối với khuôn khổ kinh tế vĩ mô; đồng thời giảm thiểu khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến khuôn khổ tài chính trung hạn. Đánh giá về danh mục nợ hiện tại của Việt Nam, theo ông Rodrigo Cabral, hiện đã tăng tỷ lệ nợ trong nước nhưng nợ nước ngoài vẫn cao. Trong khi hầu hết là nợ có lãi suất cố định, thì nợ có lãi suất thả nổi lại chiếm 20% nợ nước ngoài. Ngoài ra, kỳ hạn nợ trong nước vẫn ngắn hơn nhiều so với nợ nước ngoài. Ông Rodrigo Cabral cho rằng, chiến lược quản lý rủi ro bao gồm hàng loạt các quyết định, lựa chọn và hành động trong một khoảng thời gian ngắn và ông gợi ý, các công cụ phái sinh có thể là công cụ hiệu quả để quản lý rủi ro tài chính.
Trong nhóm các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro nợ công được Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại đưa ra có giải pháp hoàn thiện thể chế. Theo cơ quan này, cần sửa đổi Luật Quản lý nợ công và các quy định quản lý rủi ro có liên quan; đồng thời đẩy mạnh đàm phán, ký kết hợp đồng phái sinh; quy định về việc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng. Để tăng cường quản lý rủi ro tín dụng về nợ công, theo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, cần thực hiện phân loại nợ cho vay lại và nợ được Chính phủ bảo lãnh; hoàn thiện phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng; giám sát chất lượng tín dụng… Bên cạnh đó, khả năng áp dụng các công cụ quản lý rủi ro cụ thể là các sản phẩm phái sinh nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nợ công trong thời gian tới cũng được cơ quan này đề cập.
Trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội bằng văn bản mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, nợ công của quốc gia là vấn đề hệ trọng, được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trước thực trạng này, để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, trên cơ sở bảo đảm an toàn tài chính quốc gia và ổn định kinh tế vĩ mô, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương chủ động tăng vay nợ cả trong và ngoài nước, chuyển mạnh sang vay trong nước để tập trung cho đầu tư phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội. Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ đặc biệt quan tâm chỉ đạo nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nợ công. Trong đó, Chính phủ sẽ khẩn trương cơ cấu lại nợ công, giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn và chi phí vay vốn; Các khoản vay mới, kể cả vay để đảo nợ chủ yếu phải có kỳ hạn từ 5 năm trở lên; Tăng tính thanh khoản của thị trường trái phiếu Chính phủ; Kiểm soát chặt chẽ việc trả nợ đối với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và thu đủ nợ đối với các khoản Chính phủ vay về cho vay lại; Bố trí nguồn từ ngân sách Nhà nước trong giới hạn quy định (không quá 25% tổng thu ngân sách Nhà nước) và sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ để bảo đảm trả nợ đúng hạn.
下一篇:Nhận định, soi kèo Al Faisaly vs Neom SC, 19h25 ngày 6/1: Cửa dưới thất thế
相关文章:
- Ngày 5/1: Giá gạo trong nước giảm mạnh
- Đến xứ sở... “bao bụng” và “bao bịch”
- Chùm ảnh Lễ hội Gầu Tào dân tộc Mông ở Hà Giang
- 21 đội tham gia Hội diều sáo Đồng bằng sông Hồng
- (INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
- “Dân ca Ví dặm” là Di sản Văn hóa cấp quốc gia
- 'Sàn giao dịch trâu' lớn nhất Tây Bắc
- Về quê làm giàu
- Tuổi trẻ Bình Phước trao các công trình nụ cười cho em
- Giữ gìn nét đẹp văn hóa của nghề dệt thổ cẩm
相关推荐:
- Xe hơi tương lai sẽ là xe bay?
- 10 điểm du lịch hàng không phổ biến nhất thế giới
- Thị trường bất động sản nhiều tiềm năng
- Giảm nghèo ở xã đặc biệt khó khăn
- Tổng Bí thư: Công an Bình Phước phải tiên phong trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
- Gian hàng Việt Nam hút khách tại hội chợ ở Nam Phi
- Bắc Hà: Tưng bừng rộn rã lễ hội đua ngựa, bắn súng
- Ðể nông nghiệp là trụ đỡ kinh tế
- Tổng Bí thư: Bình Dương phải chuẩn bị đầy đủ hành trang cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
- Kỳ thú chân núi Tam Đảo
- HCM City's armed forces honoured with Hero of People's Armed Forces title for third time
- Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái
- Giá vàng hôm nay (4/1): SJC tăng nhẹ, vàng nhẫn nóng rẫy
- Máy bay không người lái nào nhanh nhất thế giới?
- Đề xuất phạt người bắt ốc trong vườn quốc gia Côn Đảo hơn 137 triệu đồng
- Thời tiết Hà Nội 11/8: Nắng gián đoạn, mưa giông bất chợt vào trưa chiều
- Người trẻ Việt xài điện thoại 15 giờ mỗi tuần
- 100 điểm sạt lở trên Quốc lộ 32, chưa thể thông tuyến qua Mù Cang Chải
- Du lịch TP. Hà Nội đạt doanh thu 594 tỷ đồng dịp Tết Dương lịch
- Hàm Rồng sẵn sàng cho đại hội điểm