Kiên quyết xử lý mũ bảo hiểm giả nhằm mang lại sự an toàn cho người dân khi tham gia giao thông |
Đội mũ bảo hiểm "dởm" phạt 200.000 đồng
Ông Nguyễn Hoàng Linh,ũbảohiểmdởmPhạtcảngườibánlẫnngườthứ hạng của gangwon fc Phó vụ trưởng Vụ Đánh giá hợp chuẩn hợp quy ( Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng), cho biết cơ quan chủ trì soạn thảo Thông tư liên tịch số 06/2013 về sản xuất, kinh doanh, sử dụng mũ bảo hiểm (MBH) đã hoàn thiện xong nội dung về xử phạt người điều khiển phương tiện đội MBH không đạt tiêu chuẩn.
Theo đó, nội dung liên quan đến trách nhiệm của người tiêu dùng trong thông tư này chỉ còn quy định về việc người điều khiển, người ngồi trên xe máy lưu thông trên đường mà không đội MBH hoặc đội MBH không cài quai đúng quy cách sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Chính phủ. Ông Nguyễn Hoàng Linh cho biết việc xử phạt hành vi đội mũ nhái MBH, mũ không phải MBH khi điều khiển phương tiện sẽ chỉ rõ ràng khi Chính phủ ban hành nghị định xử phạt vi phạm giao thông mới.
Bà Trịnh Minh Hiền, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ GTVT), cho biết trong tháng 4/2013, Bộ GTVT sẽ trình Chính phủ xem xét, phê duyệt nghị định xử phạt vi phạm giao thông mới thay thế Nghị định 34/2010 và Nghị định 71/2012 cho phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Bà Hiền cho biết Chính phủ dự kiến sẽ thông qua nghị định này để kịp có hiệu lực từ ngày 1/7 tới đây.
Người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm không dủ 3 lớp sẽ bị phạt tới 200.000 đồng |
Cơ sở kinh doanh mũ bảo hiểm giả có thể bị phạt tới 200 triệu đồng
Đó là nội dung trong Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại mà Bộ Công Thương vừa công bố để lấy ý kiến.
Theo đó, mức xử phạt hành vi sản xuất, buôn bán mũ bảo hiểm giả được đặt ngang với hành vi sản xuất, buôn bán lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh giả. Nếu đại lý bán một lượng mũ bảo hiểm giả tương đương với lượng mũ thật trị giá 30 triệu đồng sẽ bị phạt 200 triệu đồng.
Dự thảo quy định, hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng có thể bị phạt 1 triệu đến 2 triệu đồng nếu số hàng giả đó tương đương với một khối lượng hàng thật có giá trị 1 triệu đồng. Nhưng có thể phạt đến 100 triệu đồng nếu lượng hàng giả đó tương đương lượng hàng thật có giá trị 30 triệu đồng trở lên.
Trường hợp buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, có thể bị phạt đến 70 triệu đồng trong trường hợp số hàng giả đó tương đương với lượng hàng thật có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.
Một hành vi khác là buôn bán tem, nhãn, bao bì giả bị phạt đến 50 triệu đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng trên 10.000 cái (chiếc, tờ hoặc đơn vị tính tương đương).
Mặt khác, nếu số hàng giả đó hay tem, nhãn, bao bì giả là những mặt hàng thuộc lĩnh vực lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, phụ gia thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy, mức xử phạt sẽ tăng lên gấp đôi so với mức phạt nói trên.
Các hành vi trên cũng sẽ bị tịch thu hàng hóa, phương tiện vi phạm, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 3 tháng đến 6 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Thanh Uyên