【bảng xếp hạng bóng đá armenia】Ngành Hải quan: Quyết liệt 3 nhóm giải pháp đảm bảo nhiệm vụ thu ngân sách những tháng cuối năm
作者:Nhà cái uy tín 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 11:00:44 评论数:
Ngành Hải quan: Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đảm bảo hiệu quả thu ngân sách | |
Hải quan TPHCM lên kịch bản thu ngân sách những tháng cuối năm | |
Ngành Hải quan quyết liệt các giải pháp chống thất thu |
Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái (Cục Hải quan Quảng Ninh) kiểm tra hàng hóa nhập khẩu. Ảnh: Quang Hùng |
Dự báo quý 4 nguồn thu giảm mạnh
Theo Tổng cục Hải quan, dịch bệnh bùng phát lần thứ 4 xảy ra từ giữa quý 2/2021 đến nay, lan rộng và kéo dài ở hầu hết các tỉnh, thành có số thu lớn, trong khi doanh nghiệp chưa kịp phục hồi nên sẽ ngày càng khó khăn hơn. Qua báo cáo của các cục hải quan tỉnh, thành phố cho thấy, từ đầu năm đến nay các doanh nghiệp nhập khẩu rất nhiều nguyên vật liệu phục vụ sản xuất do lo sợ dịch bệnh bùng phát ở các nước, nên cuối năm lượng nguyên liệu nhập khẩu sẽ giảm.
Do vậy, theo tính toán, 3 tháng cuối năm sẽ là giai đoạn mà số thu ngân sách giảm mạnh, ước giảm ít nhất 30-35%, nhất là 19 tỉnh phía Nam (hiện đang chiếm 51,6%/tổng thu của toàn Ngành).
Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh nhận định, sau ngày 1/10, các doanh nghiệp muốn hoạt động trở lại phải đáp ứng 9 tiêu chí, trong khi đó những doanh nghiệp đáp ứng đủ 9 tiêu chí này thật sự rất ít. Bên cạnh đó, do tác động của đại dịch Covid-19 nhu cầu giảm, doanh thu giảm, chi phí tăng, lưu thông hàng hóa khó khăn, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, thiếu lao động và chuyên gia, khó tiếp cận chính sách hỗ trợ… Đây là những khó khăn lớn mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt. Chính vì vậy, số thu của Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh dự báo sẽ bị tác động rất nhiều trong 3 tháng cuối năm.
Là một địa bàn miền Trung nhưng Hải quan Hà Tĩnh được đánh giá là một trong những đơn vị hàng năm có số thu cao. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 nên các kết quả của quý 3/2021 tại địa bàn quản lý giảm mạnh so với quý 2 và dự báo trong quý 4 cũng sẽ gặp nhiều khó khăn do nhiều đơn hàng của các doanh nghiệp không còn.
Còn tại Bình Dương, hiện nay tình hình Covid-19 tại các tỉnh lân cận vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, một số doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn đến trì trệ trong hoạt động sản xuất; kim ngạch xuất nhập khẩu theo đó cũng giảm mạnh đã và sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách năm 2021.
Theo Cục Hải quan Quảng Ninh, dịch Covid-19 đã khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh, vận tải bị ngừng trệ, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu giảm sẽ là những khó khăn phải đối mặt trong quý 4. Cùng với đó, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã giảm lượng nhập khẩu để tiêu thụ thành phẩm của các nhà máy lọc hóa dầu trong nước theo điều hành của Chính phủ. Đồng thời, lượng than tồn kho nhiều, trong khi nhu cầu sử dụng than sản xuất điện giảm, dẫn đến lượng than nhập khẩu năm 2021 giảm mạnh so với năm 2020.
Đại diện Cục Thuế xuất nhập khẩu cho biết, số thu kể từ khi 19 tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện giãn cách xã hội do dịch Covid- 19 theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạt bình quân 950 - 1.100 tỷ đồng/ngày, giảm 32,2%/ngày (bình quân 6 tháng đầu năm thu 1.623 tỷ đồng/ngày). Số thu này sẽ tiếp tục giảm ở quý 4, do các lô hàng ký hợp đồng trước khi dịch bùng phát đã về hết trong 3 quý đầu năm. Trong khi đó, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã dừng sản xuất và sẽ không có các hợp đồng phát sinh trong quý 4.
Đại diện Cục Thuế xuất nhập khẩu nhấn mạnh, theo Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ngày 10/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ưu đãi giá mua điện gió đối với các dự án trước 31/10/2021, nên các dự án điện gió đã gấp rút nhập khẩu linh kiện và hoàn thành dẫn tới số thu 9 tháng đầu năm của một số cục hải quan như: Đắk Lắk, Gia Lai, Quảng Trị… tăng cao. Tuy nhiên, nguồn thu từ mặt hàng này trong những tháng cuối năm là hầu như không còn nữa.
Thực hiện 3 nhóm giải pháp
Dù quý 3 công tác thu đã xuất hiện nhiều khó khăn, tuy nhiên, với những giải pháp tích cực được triển khai nên tính đến 30/9 toàn ngành Hải quan vẫn thu nộp ngân sách ước đạt 285.624 tỷ đồng, bằng 90,6% dự toán được giao, bằng 86,29% chỉ tiêu phấn đấu và tăng 25,83% so với cùng kỳ năm 2020.
Mặc dù tổng thu ngân sách 9 tháng qua tăng mạnh, song theo đại diện Cục Thuế xuất nhập khẩu, từ nay đến cuối năm nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước của Ngành còn nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, rủi ro cao. Để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách ở mức 335.000 tỷ đồng trong tình hình hiện tại, từ nay đến cuối năm, ngành Hải quan phải tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp.
Phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến giao ban công tác quý 3, chương trình công tác quý 4 của Tổng cục Hải quan ngày 29/9, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn yêu cầu toàn Ngành cần nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo thuận lợi thương mại gắn với các biện pháp chống thất thu ngân sách, nỗ lực thu đạt 335.000 tỷ đồng (vượt chỉ tiêu dự toán cả năm 20.000 tỷ đồng) để góp phần đảm bảo tiềm lực tài chính quốc gia phục vụ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, nguồn lực cho phòng, chống dịch Covid-19.
Trong đó, Tổng cục Hải quan đề nghị các đơn vị trong toàn Ngành, tiếp tục thực hiện nghiêm các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 215/CT-TCHQ. Theo đó, các đơn vị cần thực hiện đồng bộ, quyết liệt 3 nhóm giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước; chống thất thu qua việc kiểm soát giá, mã, xuất xứ, lượng hàng. Đặc biệt, bên cạnh giải pháp tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, các đơn vị cần giải quyết nhanh chóng các vướng mắc của doanh nghiệp.
Các cục hải quan tỉnh, thành phố cần tập trung rà soát, nắm chắc tình hình nợ thuế; phân loại các nhóm nợ có khả năng thu, nợ không có khả năng thu, tổ chức thực hiện thu hồi và xử lý nợ thuế đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu hồi nợ được giao. Tổng cục Hải quan khẳng định, đây là một trong các tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách đối với các đơn vị.
Ngoài ra, các cục hải quan tỉnh, thành phố phải thường xuyên đánh giá tình hình thu nộp ngân sách tại đơn vị, rà soát nắm vững nguồn thu nhất là các nguồn thu chính của đơn vị. Đồng thời, bám sát thực tế công tác quản lý thuế, chủ động tích cực phối hợp với các đơn vị chủ trì tham mưu của Bộ Tài chính trong thực hiện xây dựng sửa đổi, bổ sung các luật về thuế liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu.