【lịch sử đối đầu giữa】Đà Nẵng: Thúc đẩy thực thi có hiệu quả hiệp định tạo thuận lợi thương mại
Đà Nẵng ra mắt Ban chỉ đạo Tạo thuận lợi thương mại |
Doanh nghiệp nhỏ thờ ơ,ĐàNẵngThúcđẩythựcthicóhiệuquảhiệpđịnhtạothuậnlợithươngmạlịch sử đối đầu giữa doanh nghiệp lớn tận dụng hiệu quả cơ hội
Kết quả khảo sát của phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng (VCCI Đà Nẵng) phối hợp với dự án tạo thuận lợi thương mại do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ (USAID TFP) về mức độ hiểu biết của doanh nghiệp miền Trung về tạo thuận lợi thương mại nói chung, hiệp định TFA nói riêng cho thấy có tới 95% doanh nghiệp trả lời không biết hoặc chỉ mới nghe nói về tạo thuận lợi thương mại. 5% doanh nghiệp biết đến tại thuận lợi thương mại hầu hết là doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn tại miền Trung.
Tuân thủ tốt các quy định trong TFA, và các điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo các FTAs, Công ty Cao su Đà Nẵng đã duy trì được đà tăng trưởng mạnh mẽ, doanh thu xuất khẩu năm 2021 tăng trưởng 30% |
Theo ông Phạm Bắc Bình – Chủ tịch Hiệp hội nhỏ và vừa TP. Đà Nẵng, trưởng đại diện VP Đại diện DNVVV miền Trung – Tây Nguyên, hiện các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn chưa quan tâm đến các hiệp định thương mại tự do, hay cụ thể là TFA. Để thúc đẩy thực thi các hiệp định thương mại tự do có hiệu quả, ông Bình đề xuất thành lập câu lạc bộ doanh nghiệp tuân thủ tại Đà Nẵng. “Chọn ra một số doanh nghiệp dù xuất khẩu không lớn nhưng rất tuân thủ pháp luật để xây dựng cơ chế ưu tiên (như tạo luồng xanh xuất khẩu) cho các doanh nghiệp đó, từ đó tạo tác động lan tỏa. Nếu xây dựng được nhóm những doanh nghiệp tại Đà Nẵng này, đây sẽ là điểm sáng mà có thể nhân rộng”, ông Bình nói.
Ngược lại với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhiều doanh nghiệp lớn tại TP. Đà Nẵng đã tuân thủ tốt các quy định từ các hiệp định thương mại tự do nói chung, TFA nói riêng và tận dụng tốt được các cơ hội thuế quan để tăng trưởng tốt dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid – 19.
Theo ông Hà Phước Lộc – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Cao su Đà Nẵng, với việc Việt Nam hội nhập sâu rộng nền kinh tế toàn cầu, nhiều hiệp định thương mại tự do đã tạo niều cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu. Trong dịch Covid – 19, xuất khẩu trở thành bệ đỡ cho kinh tế, cứu cánh của doanh nghiệp. Ông Lộc cho biết những năm gần đây, tỷ trọng xuất khẩu chiếm hơn 50% doanh số của DRC. Năm 2021, doanh thu xuất khẩu của DRC có thể đạt hơn 110 triệu USD. “Hàng tháng công ty làm hơn 200 tờ khai xuất khẩu, cảm nhận của doanh nghiệp là những năm gần đây, đặc biệt là năm 2021, hải quan đã có những cải cách rất lớn trong thực hiện thủ tục hành chính cũng như thủ tục thông quan, tạo điều kiện rất thuận lợi cho doanh nghiệp”, ông Lộc đánh giá và thông tin thêm “Từ những sự thay đổi trên, mặc dù năm 2021 là năm dịch Covid – 19 dai dẳng, Đà Nẵng cũng là tâm dịch nhưng công ty vẫn tiếp tục tăng trưởng hơn 15%, trong đó, xuất nhập khẩu tăng hơn 30%, góp phần ổn định việc làm, duy trì thu nhập cho người lao động”, ông Lộc nói.
Cần tăng cường các chương trình tập huấn, đối thoại với doanh nghiệp xuất khẩu
TP. Đà Nẵng là 1 trong 6 địa phương trên cả nước thực hiện thí điểm việc thành lập cơ chế Tạo thuận lợi thương mại cấp địa phương, thuộc dự án USAID TFP.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng – ông Trần Phước Sơn, thông qua sự hỗ trợ của dự án USAID TFP và sự nỗ lực của các sở, ngành, sự phối hợp của cộng đồng doanh nghiệp sẽ giúp việc thực hiện các thủ tục thông quan nhanh gọn hơn, giảm chi phí về thời gian, để hàng hóa qua cảng Đà Nẵng thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn, góp phần nâng cao các chỉ số thành phần cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh của TP. Đà Nẵng.
“Những dự án như dự án USAID TFP rất có ý nghĩa, giúp cho Việt Nam tiếp tục cải cách, chuẩn hóa, hài hòa và đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, cải thiện công tác kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu. Qua đó, góp phần cải thiện sức cạnh tranh thương mại cho Việt Nam nói chung, tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp trong xuất nhập khẩu”, ông Lê Phước Lộc – PTGĐ DRC nói.
Tuân thủ các quy định trong các hiệp định thương mại tự do, hiệp định TFA là cơ hội cũng là điều kiện để doanh nghiệp Đà Nẵng hoàn thiện, nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng cơ hội xuất khẩu |
Để thúc đẩy thực thi TFA và thực hiện dự án USAID TFP có hiệu quả, đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp cho rằng cần tăng tính tương tác giữa doanh nghiệp xuất khẩu và các đơn vị hải quan cũng như tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong xuất nhập khẩu hàng hóa.
Ông Dương Tiến Lâm – Trưởng đại diện Hiệp hội doanh nghiệp logistics Việt Nam tại TP. Đà Nẵng cho rằng trong thời gian qua, các đơn vị hải quan đã triển khai nhiều hoạt động để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện các thủ tục thông quan hàng hóa hiệu quả. “Các hoạt động kết nối giữa hải quan, doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần thường xuyên hơn nữa để có thể giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhanh chóng giải quyết các vướng mắc gặp phải”, ông Lâm kiến nghị.
Tương đồng ý kiến trên, ông Nguyễn Xuân Sơn – Giám đốc công ty Hương Quế mong muốn sẽ có nhiều hơn các buổi đối thoại giữa Hải quan và các doanh nghiệp.
Theo ông Trần Văn An - Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP. Đà Nẵng, khi Việt Nam tham gia các FTA, ưu đãi thuế cho doanh nghiệp Việt nhập khẩu vào các thị trường FTA là rất tốt đi kèm với đó, yêu cầu nguồn gốc xuất xứ hàng hóa cũng vô cùng nghiêm ngặt. Vì vậy, doanh nghiệp buộc phải đảm bảo tuân thủ các quy định đó. “Hải quan đang có chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ với hơn 100 doanh nghiệp thành viên để khuyến khích, khuyến cáo doanh nghiệp những rủi ro có thể xảy ra khi làm thủ tục, để doanh nghiệp chủ động tuân thủ các quy định, hướng đến mục tiêu giảm thiểu kiểm tra hàng hóa”, ông Anh nói.
Phó Cục trưởng cục Hải quan Đà Nẵng cũng cho hay, trong thời gian qua, Hải quan Đà Nẵng luôn cố gắng, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính. Đồng thời, có nhiều chương trình đối thoại doanh nghiệp, trong đó nổi bật là chương trình đối thoại với doanh nghiệp xuất nhập khẩu Đà Nẵng được tổ chức thường niên, nhiều chương trình tương tác với doanh nghiệp qua mạng xã hội để cập nhật kịp thời các thông tư, quy định, hiệp định, dự án…mới, để doanh nghiệp nắm và vận dụng chính xác, các khó khăn, vướng mắc cũng được giải quyết nhanh chóng.
“Thời gian tới, Hải quan Đà Nẵng sẽ kết nối thường xuyên hơn để lắng nghe và giải quyết các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp”, ông Anh thông tin.
Ngoài tăng tương tác với hải quan, các doanh nghiệp cũng kiến nghị tăng cường các chương trình tập huấn chuyên sâu về các nội dung về FTA, các chương tạo thuận lợi thương mại trong các FTAs thế hệ mới như CPTPP, EVFTA...
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/213b798803.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。