70% trọng lượng trong cơ thể trẻ chứa nước nên khi trẻ bị tiêu chảy cấp sẽ gây mất một lượng nước lớn trong cơ thể. Nếu trong quá trình chăm sóc trẻ bị tiêu chảy,ốngănnhưthếnàokhitrẻmắcbệnhtiêuchảycấkết quả bóng đá vô địch quốc gia đan mạch trẻ không được cung cấp đủ nước thì sẽ bị mất nước và rối loạn điện giải, gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, điểm mấu chốt trong điều trị tiêu chảy cấp tại nhà là các bậc phụ huynh cần cho trẻ uống nước liên tục khi trẻ mắc bệnh tiêu chảy cấp. Oresol là dung dịch tốt nhất để cung cấp nước và điện giải cho trẻ. Trên thị trường có nhiều loại Oresol, các bậc cha mẹ cần pha Oresol theo đúng hướng dẫn trên bao bì thuốc, cho trẻ uống nước từ từ từng muỗng mỗi 1 - 2 phút. Nếu trẻ khó uống nước Oresol thì các bậc cha mẹ pha chế các dung dịch khác thay thế, như: Nước dừa tươi pha với một chút muối cho trẻ uống, nước cháo muối (1 nắm gạo, 1 chút muối pha với 1 lít nước nấu cho trẻ uống), nước đường muối (8 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê muối, 1 lít nước pha cho trẻ uống), hoặc cho trẻ uống nước đun sôi để nguội. Trẻ đang uống sữa thì tiếp tục cho trẻ uống sữa.
Tiếp tục cho trẻ ăn cháo loãng, nấu nhuyễn, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Cho trẻ ăn cháo nấu thịt như thịt heo, thịt bò, thịt gà và rau xanh, cà rốt nấu nhuyễn. Các bậc cha mẹ nên chú ý, không cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy vì thuốc sẽ làm giảm nhu động ruột, gây chướng bụng do liệt ruột làm trẻ nôn trớ, phân chứa vi khuẩn, vi rút không được nhu động ruột tống ra ngoài dễ gây nhiễm trùng huyết.
Trẻ bị tiêu chảy cấp cần nhập viện ngay khi có một trong các biểu hiện sau: Sốt cao, ói nhiều, trong phân trẻ có máu, tiêu lõng tóe nước nhiều lần trong vòng 1 - 2 giờ; khát nước, uống háo hức kèm mắt trũng, khóc không có nước mắt, môi lưỡi khô ran, da nhăn nheo do mất nước; trẻ li bì, kích thích, lơ mơ, hôn mê, co giật...
TRẦN THỊ MINH NGUYỆT(Bs chuyên khoa II, Phòng khám Nhi đồng Minh Nguyệt)