【tỷ số konyaspor】Doanh nghiệp Nhật Bản hài lòng với chính sách thuế, hải quan
Loại bỏ nhiều thủ tục rườm rà
Đánh giá về môi trường đầu tư tại TPHCM, ông Kawaue Junichi, Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TPHCM cho biết, môi trường đầu tư tại Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng ngày càng được cải thiện. Trong đó, chính sách thuế, hải quan đã được cải tiến rõ rệt. TPHCM không chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản mà còn nơi đáng sống đối với người Nhật.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Thanh Liêm cho biết, TPHCM luôn đánh giá Nhật Bản là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu trên nhiều lĩnh vực. Tính đến tháng 11/2018, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ năm tại Thành phố với 1.247 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đạt gần 4,2 tỷ USD. So với năm 2017, TPHCM đã có thêm hơn 200 dự án đăng ký mới và hơn 200 triệu USD vốn đầu tư gia tăng từ Nhật Bản. Hiện Hiệp hội DN Nhật Bản tại TPHCM đã có 1.000 thành viên, tăng khoảng 70 thành viên tính từ năm ngoái.
“TPHCM đang triển khai cơ chế đặc thù theo Nghị quyết 54 của Quốc hội và mô hình đô thị thông minh, sáng tạo, các doanh nghiệp Nhật Bản đang và sẽ đầu tư vào Thành phố có thêm các điều kiện, cơ chế và môi trường đầu tư thuận lợi hơn nữa", Phó Chủ tịch Lê Thanh Liêm chia sẻ.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Thành phố cũng hy vọng việc Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực vào năm 2019 sẽ tạo động lực và mở ra các cơ hội hợp tác toàn diện giữa Việt Nam, trong đó có TPHCM và Nhật Bản.
Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TPHCM đánh giá cao môi trường đầu tư tại TPHCM. Ảnh: T.H |
Đánh giá về cải cách thủ tục hải quan trong thời gian qua, ông Takahiba Onose, Trưởng ban Tài chính- Thuế - Hải quan thuộc Hiệp hội DN Nhật Bản tại TPHCM cho rằng, thời gian gần đây đã giảm nhiều thủ tục rườm rà, không cần thiết, rút ngắn thời gian làm thủ tục thông quan hàng hóa cho DN. Đặc biệt, vào cuối tháng 11 vừa qua, Cục Hải quan TPHCM đã phối hợp cùng với Hiệp hội DN Nhật Bản tại TPHCM tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ vướng mắc cho các DN Nhật Bản. Gần 80 câu hỏi của doanh nghiệp được đặt ra đã được cơ quan Hải quan hướng dẫn cụ thể.
Ít vướng mắc về thuế, hải quan
Trong số 38 câu hỏi được các DN Nhật Bản nêu trước hội nghị, 19 sở ngành có liên quan của TPHCM đã thảo luận, giải đáp ngay hầu hết các vấn đề. Trong đó, có 17 nội dung liên quan lĩnh vực môi trường - đời sống; 9 nội dung liên quan lĩnh vực pháp luật - lao động; 8 nội dung liên quan lĩnh vực thuế; 4 nội dung liên quan lĩnh vực hải quan...
Các doanh nghiệp Nhật Bản hài lòng và ghi nhận sự hỗ trợ hết mình của Cục Hải quan TPHCM trong phần hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc liên quan đến việc nhập khẩu phế liệu, nhập khẩu cá tươi; việc in ấn mã vạch hoặc mã số sản phẩm (MSMV) của nước ngoại tại Việt Nam; về tính hợp lý của giá ghi trên hóa đơn khi khai báo hải quan; kiến nghị về mã HS.
Nội dung liên quan đến lĩnh vực thuế đã được Cục Thuế TPHCM giải đáp tại hội nghị, như kiến nghị về: điều kiện miễn kê khai, miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết; mẫu báo cáo thuế thu nhập cá nhân của người nước ngoài làm việc tại văn phòng đại diện; việc minh bạch trong thủ tục hoàn thuế GTGT; việc làm rõ đối tượng phải khai, lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết; phần lương của người được phái cử trước khi có Giấy phép lao động; việc công nhận chi phí hợp lý dựa trên Quyết định phái cử đối với phần lương của nhân viên được phái cử.
Tính đến tháng 11/2018, Nhật Bản hiện là nhà đầu tư lớn thứ năm tại Thành phố với 1.247 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đạt gần 4,2 tỷ USD. So với năm 2017, TPHCM đã có thêm hơn 200 dự án đăng ký mới và hơn 200 triệu USD vốn đầu tư gia tăng từ Nhật Bản. Hiện Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại TPHCM đã có 1.000 thành viên, tăng khoảng 70 thành viên tính từ năm ngoái. |