Thuốc kháng virus Molnupiravir dạng uống. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Kể từ đại dịch COVID-19 bùng nổ,ỳvọngthuốcđiềutrịbd trực tiếp hôm nay nhiều hãng dược trên thế giới đã nhanh chóng nghiên cứu và bào chế vaccine phòng chống bệnh, nhờ đó hàng triệu người đã được cứu sống.
Trong thời gian vừa qua, một số công ty dược lớn đã công bố báo cáo khả quan về các cuộc thí nghiệm lâm sàng thuốc điều trị COVID-19 và điều này hứa hẹn thay đổi cuộc chiến chống đại dịch vốn đã khiến hơn 5,1 triệu người trên toàn cầu tử vong.
Hồi đầu tháng 11, thuốc kháng virus molnupiravir của hãng dược Merck (Mỹ) trở thành thuốc điều trị COVID-19 dạng uống đầu tiên trên thế giới sau khi Anh khuyến nghị sử dụng thuốc này cho những người mắc COVID-19 vừa và nặng.
Theo báo cáo các cuộc thử nghiệm lâm sàng, thuốc molnupiravir, có tên thương mại là Lagevrio, giảm khoảng 50% nguy cơ tử vong hoặc nhập viện ở các bệnh nhân COVID-19.
Trong khi đó, thuốc thuốc kháng virus dạng viên có tên Paxlovid của hãng dược Pfizer đã chứng minh giảm tới 89% nguy cơ nhập viện hoặc tử vong đối với những người trưởng thành có nguy cơ mắc COVID-19 nặng. Cả hai loại thuốc này đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng.
Các chuyên gia y tế cho biết với tác dụng của 2 loại thuốc trên trong điều trị COVID-19 cùng với việc tiêm vaccine, các quốc gia sẽ có khả năng sống chung với dịch bệnh.
Ông Sanjaya Senanayake, bác sỹ về bệnh truyền nhiễm đồng thời là Phó Giáo sư tại Trường Y thuộc Đại học Quốc gia Australia, cho rằng do con người sẽ sống chung lâu dài với COVID-19, việc bào chế các loại thuốc điều trị này là rất quan trọng.
Ông khẳng định tiêm vaccine phòng COVID-19 vẫn là biện pháp bảo vệ tốt nhất nhằm giảm nguy cơ bệnh chuyển nặng và nhập viện, trong khi những loại thuốc điều trị dạng uống củng cố "kho vũ khí" của thế giới trong cuộc chiến chống đại dịch.
Theo chuyên gia về bệnh truyền nhiễm này, các loại thuốc điều trị sẽ giảm nguy cơ nhập viện hoặc tử vong ở những người không thể tiêm vaccine hoặc những người mắc COVID-19 dù đã tiêm đủ liều.
Trong khi đó, Phó Giáo sư Ashley Brown thuộc Viện Đổi mới Trị liệu tại Đại học Y khoa Florida nhấn mạnh việc bào chế ra thuốc kháng virus dạng uống được xem là yếu tố "thay đổi cuộc chơi," bởi những loại thuốc này sẽ sẵn có để cung ứng rộng rãi cho người dân.
Theo bà Brown, người mắc COVID-19 có thể tiếp cận với thuốc điều trị COVID-19 dạng uống trong thời gian đầu của bệnh hoặc sau khi tiếp xúc với người bệnh, qua đó người này có thể tránh nguy cơ bệnh chuyển nặng.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng việc tiếp cận sớm với thuốc điều trị COVID-19 dạng uống phụ thuộc vào năng lực truy vết và xét nghiệm của từng quốc gia và hiện vẫn chưa rõ mức độ hiệu quả của 2 loại thuốc này trong trường hợp người bệnh chưa được điều trị ngay.
Giới khoa học cũng bày tỏ quan ngại về khả năng virus SARS-CoV-2 trong cơ thể người bệnh sẽ kháng thuốc. Đây cũng là mối quan ngại đặt ra đối với việc phát triển các phác đồ điều trị các bệnh do virus mãn tính gây ra, trong đó có cả thuốc kháng virus của hãng Pfizer.
Do vậy, giới khoa học cho rằng các hãng dược cần nghiên cứu các loại thuốc mới để có thể sử dụng cùng với các loại thuốc điều trị COVID-19 dạng viên hiện có, qua đó ngăn chặn tình trạng kháng thuốc.
Phó Giáo sư Ashley Brown cho biết các loại thuốc tương tự như thuốc molnupiravir của hãng Merck được biết đến là có khả năng cao ngăn chặn tình trạng kháng thuốc.
Ông Alejandro Chavez, Phó Giáo sư về tế bào học tại Đại học Columbia, New York, nhận định rất khó để có thể biết mức độ hiệu quả của thuốc điều trị COVID-19 trong thời gian dài, song các số liệu trong ngắn hạn cho thấy các thuốc điều này có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự nhân bản của virus SARS-CoV-2.
Ông Chavez nói rõ cách duy nhất để đánh giá rủi ro dài hạn là kết hợp các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm với nghiên cứu dịch tễ học.
Ông cũng nhấn mạnh nếu loại thuốc điều COVID-19 dạng viên của hai hãng trên có thể giúp kiểm soát đại dịch, điều này sẽ làm giảm nguy cơ xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2./.
Theo TTXVN