Trước ngày giải phóng miền Nam,ẹnvềđónnămkhôngthấychađâdự đoán inter milan ông Nguyễn Hữu Giả gặp bà Phan Thị Cúc ở Sài Gòn. Hai người yêu nhau. Ông bất chấp việc bà đã có một đứa con riêng. Bà thì bất chấp sự phản đối của cha mẹ. Từ Củ Chi, bà Cúc theo ông Giả về Buôn Mê Thuột, sinh được 5 người con: Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Thanh Thúy, Nguyễn Thanh Tuấn và Nguyễn Thanh Tâm. Từ Buôn Mê Thuột, cả gia đình 2 người lớn và 5 đứa con đưa nhau lên Buôn Trấp, huyện Krông Ana (Đắk Lắk) khai hoang. Cuộc sống khó khăn nhưng gia đình nhỏ luôn quây quần bên nhau. Biến cố bắt đầu ập đến bằng sự ra đi của Tuấn. Không lâu sau, bà Cúc gặp nạn trong một lần qua sông. Bà con chứng kiến nhưng không cứu kịp. Thi thể bà được vớt lên bên bờ sông, để tạm trong một căn chòi dựng vội. Trong ký ức của người cậu, tức em trai bà Cúc, ngày đó, cha mẹ ông nhận được bức thư tay từ Đắk Lắk, vội vàng khăn gói từ Củ Chi lên Krông Ana, bước vào nhà thì thấy di ảnh con gái trên bàn thờ. Nỗi đau thắt ruột gan. Những ngày sau đó, chứng kiến con rể suy sụp, uống rượu triền miên, ông Phan Văn Mai, bố đẻ bà Cúc quyết định đưa hết 4 đứa cháu ngoại về Củ Chi. Ông không yên tâm để đàn cháu cho con rể. Ông Giả khi đó hứa rằng, các con cứ về trước, ông sẽ theo các con về sau. Nhưng cuộc chia ly kéo dài 45 năm từ ngày đó. Trong mắt 4 đứa con, người cha không giữ lời hứa. Ở lại Buôn Trấp, ông Giả chỉ còn lại một mình. Ông chìm trong nỗi đau mất vợ, không vực dậy được. Ông uống rượu ngày đêm, đi lang thang từ nhà này sang nhà khác. Ngày đó, bà Thiệu, hàng xóm thân thiết của bà Cúc sống nhà bên cạnh. Bà một mình nuôi 2 đứa con. Thấy thương hoàn cảnh ông Giả nên bà tình nguyện nấu cơm cho ông. Lâu dần, hai người góp gạo thổi cơm chung, sống như vợ chồng. Nhưng nhà bà bà ở, nhà ông ông ở. Hai người có với nhau 2 con gái là chị Nguyễn Thị Hạnh và Nguyễn Thị Thủy. Sinh ra có mẹ có cha nhưng dường như các chị không có phúc được hưởng sự chăm lo, bảo bọc từ người cha. Ông Giả vẫn làm bạn với ma men. Ông làm nghề đánh cá, có kiếm được tiền. Sau này, ông còn đi cưa bom lấy thuốc nổ, bán cho người ta. Nhưng tiền ông kiếm được không đủ tiền rượu chè. Những khi lên cơn say, ông đuổi vợ, đánh con. Bà Thiệu cũng không ngờ rằng người đàn ông hàng xóm mà bà từng chứng kiến hết lòng yêu thương vợ con, chí thú làm ăn, giờ lại trở thành con người bê tha như thế. Bà không hiểu tại sao, chỉ có thể tự lý giải rằng, ông vì quá thương nhớ người vợ đầu. Có nhiều lần, trong cơn say, bà nghe thấy ông hát: “Mất em rồi, em Cúc ơi…”. Sinh ra đã chứng kiến cha be bét rượu chè, chị Hạnh và chị Thủy buộc phải trưởng thành từ rất sớm. Từ khi còn bé tí, các chị đã phải đi bẻ măng, nhặt củi, mót lúa, trồng rau để tự nuôi lấy thân mình. Không được học hành đến nơi đến chốn, vì không có tiền, vì bị ba đánh đuổi suốt ngày, các chị gắn bó với ruộng đồng cho tới bây giờ. Chỉ có điều, các chị may mắn hơn mẹ mình là lấy được những người chồng yêu thương, biết chăm lo cho gia đình. Chị Hạnh nhớ lại, trong những cơn say của cha, chị vẫn nghe cha kể về 4 đứa con của ông với mẹ Cúc. Đến nỗi, chị cho rằng mình phải có trách nhiệm giúp cha tìm lại các anh chị. Có lẽ chị mong cha sẽ nguôi ngoai khi gặp lại con? Hay chị tự trách rằng vì mẹ con chị mà cha không thể chăm lo cho các anh chị? Bà Thiệu, mẹ chị từng lên xã xin giấy đi đường cho chồng về Củ Chi tìm các con. Ban đầu, ông Giả còn không chịu đi. Về sau, nghĩ lại, ông có tìm về nhưng không thấy ai. Chưa bỏ cuộc, chị Hạnh, chị Thủy lại tiếp tục giúp cha đi tìm các anh chị bằng cách tích góp tiền bán cá, bán rau cho cha làm lộ phí lên đường. Năm ấy, chị nhớ hai chị em gom góp được 550 ngàn đồng, đưa hết cho cha. Số tiền này ngày đó to lắm. Lần này, ông Giả dắt theo cả chị Thủy. Hai cha con bắt xe xuống Củ Chi, đi bộ nhiều lắm, tìm người như tìm kim đáy bể. Hết tiền rồi mà chẳng thấy ai, họ lại quay về. Số tiền ấy, về sau các chị làm cực khổ mấy năm trời cũng chưa thể gom lại được. Trong khi đó, ở Củ Chi, ông Phan Văn Mai đã nặng gánh nuôi 16 đứa con, lại thêm 4 đứa cháu. Cuộc sống vất vả mọi bề. Chỉ 2-3 năm sau khi đón cháu về, ông đưa Tùng và Thúy lên Bảo Lộc (Lâm Đồng) gửi cho các dì – tức em gái bà Cúc. Anh Tùng và chị Thúy ở nhờ hết nhà dì này tới dì kia. Hùng và Tâm vẫn ở lại Củ Chi với bà con nhưng không còn ở chỗ cũ nữa. Chính vì thế mà ông Giả tìm về chốn cũ nhưng không thấy ai. Về sau, anh Tâm mất. Anh Hùng đến giờ vẫn biệt tăm, không ai biết ở đâu. Anh Tùng, chị Thúy lớn lên cùng các dì, cũng không được học hành đến nơi đến chốn. Anh Tùng từng chăn bò thuê cho người ta, rồi theo bạn đi làm phụ hồ, gắn bó với công việc này cho tới bây giờ. Chị Thúy ngày nhỏ từng bán hàng cho nhà bà con, rồi đi nấu cơm thuê cho công trình đến khi lấy chồng. Hiện chị sống ở Thủ Đức (TPHCM). Anh chị cũng từng ấp ủ ước mơ về lại Buôn Trấp để mang di cốt của mẹ về quê nhưng điều kiện kinh tế chưa cho phép. Dù không nhắc đến nhưng anh chị vẫn đau đáu câu hỏi về lời hứa của cha, rằng tại sao cha không về đón mình như đã hứa. Chị Hạnh tâm sự, trong lòng chị luôn đau đáu một nỗi thương cảm các anh chị - những người mà chị chưa từng gặp mặt. Rằng chị có đủ bố đủ mẹ mà còn khổ như thế, thì các anh chị còn vất vả cỡ nào. Từ rất lâu, chị đã ghi lại tất cả những thông tin mình biết về anh Hùng, anh Tùng, chị Thúy… để khi nào có điều kiện thì sẽ đi tìm. Nhờ một người quen, chị gửi những thông tin này đến Như chưa hề có cuộc chia ly. Nhờ có ê-kíp của chương trình, chị tìm lại được người thân. Đoàn tụ với những người ruột thịt của mình trên sân khấu, chị bật khóc nức nở và liên tục nói lời xin lỗi. “Em xin lỗi các anh chị nhiều lắm. Vì ba em mà các anh chị khổ nhiều. Em muốn tìm lại anh chị để bù đắp cho những sai lầm của ba…”. Sau 17 năm thực hiện và phát sóng trên các kênh VTV1 (2017-2018), VTV9 (2019-2020), VTC3, từ tháng 10/2023, Như chưa hề có cuộc chia lyđược phát sóng vào lúc 17h15-18h25 các ngày thứ Bảy đầu tiên của tháng trên kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam. Ngoài ra, khán giả có thể tìm xem chương trình trên các kênh YouTube Như chưa hề có cuộc chia lyOfficial, trang fanpage Như chưa hề có cuộc chia lyvà website chính thức Haylentieng.vn. Đến nay, một trong những điều mà ê-kíp của chương trình tự hào là đã xây dựng được một hệ thống dữ liệu rất hữu ích trong việc kết nối người đi tìm và người thất lạc. Trên website Haylentieng.vncó khoảng 20.000 trường hợp thất lạc đang chờ tìm được người thân. Người xem hoàn toàn có thể tự tra cứu những thông tin liên quan đến người thân thất lạc của mình bằng cách gõ tên, năm sinh, quê quán… Hệ thống dữ liệu sẽ hiển thị những trường hợp có thông tin gần nhất với từ khóa độc giả tìm kiếm. Nhờ hệ thống dữ liệu này, nhiều gia đình đã được đoàn tụ. Với mong mỏi NCHCCCL thực sự trở thành một hoạt động xã hội do các cá nhân nuôi dưỡng một cách đều đặn và lâu dài, nhiều năm nay, ê-kíp chương trình đã khởi xướng hoạt động gây quỹ “Ổ bánh mì nối thân thương”, trong đó mỗi người trích ra 20 nghìn đồng/tháng gửi quỹ hoặc ví điện tử. Nếu có một cộng đồng 30.000-50.000 người đóng góp 20 nghìn đồng mỗi tháng, NCHCCCL sẽ yên tâm tiếp tục hành trình tìm kiếm và kết nối của mình. Để đồng hành với NCHCCCL trong việc xây dựng nguồn quỹ, tiếp tục hành trình giúp đoàn tụ cho hàng ngàn gia đình Việt Nam, trong những năm gần đây, báo VietNamNettrở thành cầu nối kêu gọi sự ủng hộ từ quý độc giả. Toàn bộ số tiền độc giả ủng hộ chương trình thông qua báo VietNamNetsẽ được sao kê minh bạch và chuyển tới ê-kíp chương trình. Các thông tin về cáo cáo thu chi, số trường hợp được tìm ra, số hồ sơ mới được lập… vẫn đang được NCHCCCL công khai hàng tháng trên các kênh fanpage, website và cuối mỗi tập được phát sóng. Độc giả ủng hộ NCHCCCL thông qua báo VietNamNetvui lòng gửi tới số tài khoản sau: Quỹ từ thiện Báo VietNamNet Ngân hàng VietcomBank - Số Tài Khoản: 001 100 264 3148 Chủ TK: Báo VietNamNet (Vui lòng ghi rõ nội dung chuyển khoản: Ủng hộ NCHCCCL + Tên + Số điện thoại) |