Các trường đại học loay hoay tìm cách đối phó với AI
Anh Vũ
Dù là sản phẩm hữu ích giúp tăng tốc độ học tập,áctrườngđạihọcloayhoaytìmcáchđốiphóvớbxh bd úc giảm thời gian tìm kiếm tuy nhiên AI đang bị lợi dụng trở thành công cụ gian lận trong thi cử, ảnh hưởng tới quá trình tiếp thu kiến thức của sinh viên.
Kể từ khi ra mắt vào tháng 11 năm ngoái, rất nhiều trường đại học toàn cầu xác nhận việc sinh viên sử dụng tiện ích này để hỗ trợ, gian lận trong thi cử cũng như trong quá trình viết luận văn.
Quá trình kiểm soát phức tạp đã khiến các trường đại học tại Mỹ xoay sở tìm hướng giao các đề tài "chặn AI" do những lo ngại về việc sinh viên chểnh mảng trong học tập, phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ.
Tại trường đại học St. Johns, New York, các giảng viên bắt đầu yêu cầu sinh viên thực hiện bài viết trên giấy bút thông thường thay vì làm trên máy tính. Thậm chí ở các khoa như khoa học máy tính, sinh viên cũng được làm bài kiểm tra viết các đoạn mã trên giấy thay vì dùng máy tính cá nhân. Trường St. Johns cho hay các bài kiểm tra trên giấy sẽ chiếm phần lớn số điểm của sinh viên để đánh giá thực tế nhất năng lực từng cá nhân.
Ở đại học Michigan, quá trình kiểm tra bài thực hành khắt khe hơn, các sinh viên cần nêu rõ từng thành phần trong bài của mình để tránh tình trạng để AI viết toàn bộ. Không chỉ kết quả, luồng suy nghĩ hay hướng giải quyết vấn đề cũng cần được các sinh viên đưa ra chi tiết nhất có thể.
Giáo sư Hart Davidson tại đại học Michigan cho biết: "Chúng tôi không muốn sinh viên chép lại những gì AI viết, họ phải học được cách hiểu vấn đề, phân tích được vấn đề theo luồng suy nghĩ".
Hart Davidson cũng gợi ý các giảng viên nên chuẩn bị bộ câu hỏi chi tiết hơn, tập trung vào các vấn đề nằm ngoài bài thực hành để kiểm tra sự hiểu biết thật của sinh viên. Một khi sinh viên học tập, làm thực hành đúng, những câu trả lời sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Ở chiều ngược lại, nhiều giảng viên yêu cầu sinh viên tóm tắt lại bài thực hành hay luận văn đã nộp lên hay bàn giao lịch sử viết bài trên các công cụ để kiểm tra liệu sinh viên có thật sự viết chúng hay chỉ sao chép từ câu trả lời của AI. Giáo sư Dave Sayers tại trường đại học Jyväskylä, Phần Lan cho rằng ở thời điểm AI phát triển, những công cụ học tập cũng phải được nâng cấp tương xứng, cung cấp cho học viên những công cụ lưu lại lịch sử nhập liệu sẽ là cách hiệu quả để chặn sao chép từ AI, tăng khả năng viết cho sinh viên.
Rất nhiều thách thức được đặt ra với hệ thống giáo dục khi AI dần len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống con người. Là một công cụ rất hiệu quả cho quá trình học tập, tìm kiếm kiến thức, thế nhưng khi phụ thuộc hoàn toàn vào trí tuệ nhân tạo, khả năng nắm bắt thông tin của học viên sẽ không được hình thành.
Ở chiều ngược lại, rất nhiều giảng viên, giáo sư sử dụng AI để thu gọn lượng kiến thức, giúp sinh viên tiếp thu bài giảng nhanh hơn. Tuy nhiên, khi được hỏi, toàn bộ giảng viên đều phản đối cách thức sử dụng AI như một công cụ gian lận, bỏ qua quá trình học tập để có kết quả chóng vánh.