【kết quả trận antalyaspor】WHO không cho rằng hóa chất trong thuốc diệt muỗi gây ra bệnh teo não

时间:2025-01-25 10:45:03来源:88Point 作者:Cúp C1

Theôngchorằnghóachấttrongthuốcdiệtmuỗigâyrabệnhteonãkết quả trận antalyasporo tin tức từ báo VTV, virus Zika đang gây lo ngại lớn trên thế giới. Tổ chức Y tế thế giới đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu. Một trong những lý do Zika đáng sợ, vì nó được cho là bà mẹ mang thai khi nhiễm virus này có thể sinh ra những em bé bị teo não. Tại Brazil, Zika bùng phát trùng với thời điểm gia tăng đáng kể các ca trẻ sơ sinh mang di tật đầu nhỏ tại nước này. Phụ nữ mang thai được cảnh báo cẩn trọng, thậm chí phụ nữ được khuyến cáo không nên mang thai vào thời điểm này.

Tuy nhiên, thông tin này giờ đây đã bị một nhóm bác sỹ người Argentina nghi ngờ. Họ cho rằng ko phải do virus Zica mà chính hóa chất diệt ấu trùng muỗi Pyriproxyfen trong nước sinh hoạt có thể mới là thủ phạm thực sự. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra kể từ sau khi chính quyền Brazil đưa thuốc diệt ấu trùng muỗi Pyriproxyfen vào nguồn nước sinh hoạt từ năm 2014 để chặn đà sinh sôi của ấu trùng muỗi trong các bồn chứa nước thì số ca trẻ sơ mắc dị tật đầu nhỏ cũng gia tăng.

WHO phủ nhận dị tật đầu nhỏ là do thuốc diệt muỗi gây ra

WHO phủ nhận dị tật đầu nhỏ là do thuốc diệt muỗi gây ra

Pyriproxyfen là một hóa chất diệt côn trùng có khả năng gây dị tật ở ấu trùng muỗi do công ty Sumimoto Chemical, một công ty con của tập đoàn Monsanto, Mỹ đóng tại Nhật Bản sản xuất. Đây cũng là loại hóa chất được Tổ chức Y tế Thế giới cho phép sử dụng trong nước sinh hoạt để diệt ấu trùng muỗi. Ngoài Brazil, hóa chất pyriproxyfen được sử dụng tại nhiều quốc gia khác như Nam Phi, Israel, Italy và Tây Ban Nha để diệt côn trùng trên cây trồng họ cam quýt và diệt kiến lửa ở California, Mỹ.

Tuy nhiên, Bộ Y tế Brazil cho rằng "không có các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy sự liên quan giữa việc sử dụng Pyriproxyfen gây nên tật đầu nhỏ." Trong một tuyên bố khác, họ khẳng định: “Vi-rút zika có trong các mẫu máu, mô và nước ối, điều này đã được chứng thực qua các cuộc thử nghiệm gắt gao.

Trong khi đó, liên quan giữa chất Pyriproxyfen với dị tật là không có cơ sở khoa học cho tới thời điểm này. Hơn thế, một số địa phương không sử dụng chất diệt ấu trùng cũng có báo cáo trường hợp mắc tật đầu nhỏ”.

Pyriproxyfen, một trong 12 chất diệt ấu trùng, được WHO khuyến cáo nên sử dụng để giảm sự phát triển của quần thể muỗi. WHO cho biết sản phẩm đã được đưa vào sử dụng từ những năm cuối thập niên 1990.

Theo lí luận trên, nếu Pyriproxyfen liên quan tới tật đầu nhỏ, dịch bệnh này đã phải bùng phát từ những năm 90 của thế kỷ trước. WHO trả lời phỏng vấn với phóng viên CNN: "Không có bằng chứng xác thực về việc chất diệt ấu trùng muỗi này là nguyên nhân của sự bùng nổ dị tật đầu nhỏ vùng Đông Bắc Brazil”.

Cơ quan này cũng lưu ý thêm, trong các nghiên cứu trên động vật, chất diệt ấu trùng đều ra khỏi cơ thể vòng 48 giờ qua đường bài tiết nước tiểu, đồng thời cũng không có bất cứ tác động nào vào thế hệ sau, báo Trí Thức Trẻ đưa tin. 

Thái Hà(T/h)

Giật mình nhớ lại số phận bi đát của diễn viên đóng vai thằng Bờm
相关内容
推荐内容