【kết quả vô địch nauy】Việt Nam trong “top” đầu xuất khẩu thủy sản
"Thẻ vàng" IUU vẫn tiếp tục đe dọa ngành thủy sản | |
Trung Quốc siết chặt nhập khẩu thủy sản,topkết quả vô địch nauy Bộ NN&PTNT cảnh báo gấp | |
Xuất khẩu thuỷ sản tăng tốc tháng cuối năm |
Toàn cảnh hội nghị |
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biền Việt Nam do Bộ NN&PTNT phối hợp với Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tổ chức sáng nay 12/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, trong những năm qua, ngành thủy sản đã có những bước phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đứng đầu về xuất khẩu thủy sản trên thế giới.
Trong giai đoạn 2010-2020, giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt tăng trưởng 5,2%/năm; thu nhập bình quân đầu người tăng 2,5 lần; kim ngạch xuất khẩu có tốc độ tăng trung bình 6,1%/năm.
Năm 2019, tổng sản lượng thủy sản đạt 8,15 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác 3,77 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 4,38 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành thủy sản đạt 8,6 tỷ USD, đưa Việt Nam lên vị trí thứ ba trên toàn thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc và Na Uy.
"Kết quả này đã đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế đất nước, cải thiện sinh kế, ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm cho khoảng hơn 4 triệu người dân, đặc biệt là đối với cộng đồng dân cư sống phụ thuộc vào nguồn lợi thủy sản ở các tỉnh ven biển và trong nội địa", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhận định.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến thừa nhận, ngành thủy sản Việt Nam cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức như: suy giảm đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản, suy thoái các hệ sinh thái và môi trường sống của loài thủy sản.
Tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp vẫn còn diễn ra, sử dụng chất nổ, xung điện, hóa chất cấm, chất độc, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản; tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu cả ngoài biển và trong vùng nội địa, chịu sức ép lớn từ các hoạt động phát triển kinh tế và du lịch...
Chế biến thủy sản. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Nhấn mạnh vào vấn đề bảo tồn nguồn lợi, ông Lê Vĩnh Thuận, Phó Giám đốc Ban quản lý khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam cho rằng, các khu bảo tồn vẫn chưa được đầu tư đúng mức.
“Đề nghị nên đầu tư ban đầu về cơ sở vật chất, thiết bị cho các khu bảo tồn biển mới thành lập, đồng thời ban hành định mức kỹ thuật cho các hoạt động diễn ra trong khu bảo tồn, qua đó làm cơ sở xây dựng nhu cầu vốn đầu tư vào khu bảo tồn", ông Lê Vĩnh Thuận nói.
Để ngành thủy sản phát triển bền vững, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng nhận định phải làm tốt công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi. Trong thời gian tới, chiến lược thủy sản làm quy hoạch về khu bảo tồn sẽ phải nhấn mạnh về các giải pháp để khắc phục hạn chế, yếu kém như: tổ chức bộ máy; tổ chức thực hiện, hoàn thiện thể chế …
“Bài học kinh nghiệm đối với các nước phát triển cả ở trên đất liền và dưới nước cho thấy, khi không làm tốt công tác bảo tồn ngay từ đầu trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu thì sẽ phải bỏ rất nhiều tiền để khắc phục về sau”, lãnh đạo Bộ NN&PTNT nói.
Việt Nam có chiều dài bờ biển trên 3.260 km. Biển Việt Nam nằm trong vùng có tính đa dạng sinh học cao với hơn 11.000 loài sinh vật đã được phát hiện. Trong vùng nội địa, Việt Nam có 2.360 con sông (106 sông chính) và hệ thống suối phân bố khắp vùng núi, trung du; 12 đầm phá lớn nhỏ (tổng diện tích khoảng 458 km2); hệ thống hồ tự nhiên và 231 hồ chứa lớn (diện tích 34.600 ha). Các loài thủy sản phân bố rộng, đa dạng và phong phú với nhiều nhóm loài gồm 1.438 loài vi tảo nước ngọt; hơn 800 loài động vật không xương sống; 1.027 loài cá nước ngọt. Những đặc trưng này tạo đã nên tính đa dạng về cảnh quan tự nhiên, đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản, là tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam cho việc phát triển ngành kinh tế biển nói chung và kinh tế thủy sản nói riêng. |
相关推荐
- Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nóng, các ngày sau mưa lớn
- Tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm lĩnh vực nông nghiệp
- Tăng trưởng 9 tháng đầu năm 2019 chủ yếu là công nghiệp, xây dựng...
- Mít Thái tăng giá
- Vì sao nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh?
- Tổng thu nội địa đạt hơn 102% dự toán
- Thị trường bất động sản đang “nhảy múa”
- Bồi dưỡng kiến thức mới về thuốc bảo vệ thực vật và phân bón