【tỷ lệ trận đấu】Giá điện đứng im, thu hút đầu tư gặp khó khăn
Vướng mắc về giá khiến các dự ánnăng lượng tái tạo chưa thể đàm phán bán điện cho EVN. Ảnh: Đức Thanh |
Vướng mắc giá điện
Thực tế cho thấy,áđiệnđứngimthuhútđầutưgặpkhókhătỷ lệ trận đấu sau khi giá mua điện ưu đãi kết thúc từ ngày 1/1/2021 với điện mặt trời và ngày 1/11/2021 với điện gió, thì các dự án năng lượng tái tạo vẫn chưa thể đàm phán bán điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Với các dự án điện quy mô lớn, tình cảnh cũng chưa có gì sáng hơn.
Hiện có tới 16 dự án điện khí LNG trong quy hoạch và đã được trao giấy chứng nhận đầu tư, nhưng chưa có dự án nào kết thúc được khâu chuẩn bị, đàm phán bán điện để chuyển sang giai đoạn xây dựng. Với điện gió ngoài khơi, dù lĩnh vực này được cho là rất tiềm năng, nhưng giá điện mà các nhà đầu tư nước ngoài đề xuất không chỉ là cố định mà còn cao, quanh mức 10 UScent/kWh.
Ở khâu truyền tải điện, dù Luật Điện lực sửa đổi năm 2022 có hiệu lực từ ngày 1/3/2022, nhưng tới nay là hơn 1 năm, vẫn chưa có nghị định hướng dẫn để xã hội hóa đầu tư vào lĩnh vực này. Vướng mắc chính cũng là giá truyền tải quá thấp, nên khó khuyến khích được tư nhân đầu tư làm truyền tải đơn thuần, không gắn với bất cứ công trình điện kèm theo nào của họ.
Theo công bố của Đoàn kiểm tra của các bộ, ngành về chi phí sản xuất - kinh doanh điện năm 2021 và năm 2022 của EVN, năm 2021, giá thành khâu truyền tải điện theo điện thương phẩm là 65,78 đồng/kWh, năm 2022 là 69,44 đồng/kWh.
Trong khi đó, nghiên cứu của Tổ chức Sáng kiến về chuyển dịch năng lượng Việt Nam (VIET SE) cho hay, với mức giá truyền tải khoảng 86,25 đồng/kWh, chiếm 4,63% giá điện bình quân và dự kiến tăng lên cao nhất là 145,37 đồng/kWh trong giai đoạn 2021-2030, thì các phương án huy động vốn đều không khả thi, cho dù vốn đầu tư là nhà nước hay ngoài nhà nước.
“Kết quả mô hình hóa tài chínhcho thấy, để đảm bảo tính khả thi của dự án đầu tư lưới truyền tải, cần tăng mức phí truyền tải từ 22,37% đến 52,90%, tùy thuộc vào tỷ lệ tham gia đầu tư của thành phần kinh tếngoài nhà nước”, Báo cáo của VIET SE khẳng định.
Gần đây nhất, Báo cáo của Nhóm công tác Điện và Năng lượng thuộc Diễn đàn Doanh nghiệpViệt Nam năm 2023 cũng đánh giá, năng lực tài chính mạnh của EVN là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với việc phát triển ngành điện bền vững, vì đó là cơ sở cho một hợp đồng mua bán điện khả thi về mặt tài chính. “EVN không thể tiếp tục trợ giá và chịu lỗ khi bán điện”, Báo cáo nhấn mạnh.
Trên thực tế, EVN là doanh nghiệp nhà nước được giao nhiệm vụ chủ đạo về cấp điện an toàn, ổn định cho nền kinh tế. Với thực tế thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam chưa phát triển tới mức các bên tự do tham gia mua bán điện, EVN vẫn là nhà mua buôn điện duy nhất từ các nhà máy sản xuất điện và cũng là nhà bán điện lớn nhất, chiếm trên 95% sản lượng điện của cả nước.
Gồng gánh cắt giảm chi phí
Ngày 30/3, Bộ Công thương họp báo công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất - kinh doanh điện năm 2021 và năm 2022 của EVN. Theo đó, EVN đã lỗ hơn 26.235 tỷ đồng trong năm 2022 với hoạt động sản xuất - kinh doanh điện. Các khoản chưa hạch toán vào giá thành sản xuất - kinh doanh điện xấp xỉ 15.000 tỷ đồng là chênh lệch tỷ giá thực hiện theo hợp đồng mua bán điện của các đơn vị phát điện giai đoạn 2019-2022 (năm 2019 là 3.015,80 tỷ đồng; năm 2020 là 4.566,94 tỷ đồng; năm 2021 khoảng 3.702,257 tỷ đồng và năm 2022 khoảng 3.440,83 tỷ đồng).
Như vậy, để EVN có tài chính lành mạnh, không bị nợ/lỗ trong hoạt động sản xuất - kinh doanh điện, thì doanh thu bán điện của Tập đoàn cần tăng thêm khoảng 42.000 tỷ đồng. Hay nói cách khác, doanh thu bán điện thương phẩm năm 2022 thực tế thu được là 456.971 tỷ đồng, cần phải thu được thêm khoảng 42.000 tỷ đồng nữa thì EVN mới cân bằng tài chính, hết mang tiếng nợ treo, lỗ treo.
Tuy nhiên, con số này chưa phải đã đủ, bởi theo ông Nguyễn Xuân Nam, Phó tổng giám đốc EVN, toàn Tập đoàn đã thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, cắt giảm đến 30% tổng chi phí sản xuất, tiết kiệm 10.000 tỷ đồng. Trong đó, ngoài cắt giảm chi phí hành chính, lương của người lao động, có một phần không nhỏ đến từ cắt giảm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa các công trình điện.
Thực tế cắt giảm chi phí khiến nhiều chuyên gia am hiểu kỹ thuật e ngại cho việc bảo trì, bảo dưỡng thiết bị máy móc bị ảnh hưởng, tạo ra những mối lo về sự an toàn và tính liên lục trong quá trình vận hành thiết bị điện, nhất là khi cao điểm nắng nóng đang đến gần.
Đáng nói là, đây chỉ mới là con số của năm 2022. Hiện đã là nửa cuối tháng 4/2023 và giá điện áp dụng từ tháng 3/2019 vẫn đang đứng im. Như vậy, không khó để nhìn thấy, nếu vẫn áp dụng giá bán lẻ điện bình quân của tháng 3/2019, EVN lại tiếp tục lỗ 30.000-40.000 tỷ đồng nữa, nghĩa là lỗ tiếp tục lớn thêm và càng khiến việc giải quyết trở nên khó khăn và không thể nhanh.
Thực tế giá nhiên liệu quốc tế có dấu hiệu tăng cao trở lại gần đây, trong bối cảnh giá điện đứng im từ tháng 3/2019 không chỉ gây khó khăn lớn với EVN trong việc mua điện bên ngoài, mà các nhà đầu tư dự án điện cũng rất khó có thể đàm phán để bán được điện sản xuất ra, bởi giá mua của các nguồn điện đa phần cao hơn giá bán lẻ điện bình quân hiện nay của EVN.
Trong khi đó, theo Dự thảo Quy hoạch điện VIII, giai đoạn 2021-2030, nhu vốn đầu tư cho điện là rất lớn, ước khoảng 104,7-142,2 tỷ USD. Nếu EVN lỗ nặng và vẫn phải treo nhiều khoản chi phí đã chi nhưng chưa biết bao giờ bù được, thì chắc chắn việc đàm phán mua thêm điện ở các dự án mới rất khó khăn, bởi “càng mua, càng lỗ tiếp” và khó kết thúc được đàm phán mua bán điện để bước vào xây dựng nhà máy.
Với thực tế nhu cầu tiêu dùngđiện vẫn tăng lên, nhưng dự án mới triển khai khó khăn, thì yêu cầu đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định và liên tục có nguy cơ khó đảm bảo trong tương lai không xa.
“Tôi không còn muốn làm điện nữa. Quan hệ với các bên tôi có, nhà đầu tư nước ngoài cũng theo chúng tôi, tài chính cũng đủ để làm, kỹ thuật cũng có…, nhưng nhìn cách thức xử lý hiện nay với ngành điện, thì tự thấy chưa thể xuống tiền đầu tư được”.
“Nếu để giá mua điện bằng USD và quy đổi sang VND ở thời điểm thanh toán, thì nhà đầu tư có thể vẫn kiếm được vốn, nhưng giá mua điện mà bằng VND thôi, thì rất khó huy động được vốn ở nước ngoài, trong khi trong nước không có vốn”.
“Nhà đầu tư bây giờ phải chịu cắt giảm công suất do quá tải đường dây, cộng thêm lãi vay tăng cao quá. Như vậy, nếu EVN chậm thanh toán chỉ 1 tháng thôi là các doanh nghiệp cũng nguy to”…
“Tôi chịu mất tiền vốn đối ứng đã bỏ ra để vay, giờ vận hành dự án với giá điện mới thì mỗi năm chỉ thu được quãng 300 tỷ đồng, trong khi lãi vay ngân hàngphải trả là 360 tỷ đồng. Thế nên, để ngân hàng ôm vào, sau đó có phát mãi thì tính sau”.
Đây là nhận xét của 4 nhà đầu tư nắm trong tay nhiều dự án năng lượng tái tạo (cả đã vận hành lẫn dở dang) với phóng viên Báo Đầu tư khi được hỏi về việc có còn quan tâm tới đầu tư các dự án điện mới không.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Đang điều tra vụ nhận hối lộ ở Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29
- ·Bất ngờ thân thế của người phụ nữ quyền lực ở Cocobay
- ·Giá heo hơi ngày 18/05/2020: Đầu tuần miền Nam có nơi bất ngờ tăng mạnh
- ·Thấy gì từ cú bắt tay giữa VinSmart và 'ông hoàng thiết kế' Pininfarina?
- ·Đề xuất phạt người bắt ốc trong vườn quốc gia Côn Đảo hơn 137 triệu đồng
- ·Gia đình toàn người thành đạt của nữ CEO Facebook VN Lê Diệp Kiều Trang
- ·Xổ số Vietlott tạm dừng, vé đã phát hành sẽ được xử trí ra sao?
- ·Một chiếc ô tô SUV đẹp long lanh sắp được bán tại Việt Nam, giá chỉ 550 triệu đồng
- ·Những mẫu SUV dưới 1 tỷ đồng được khách hàng ưa chuộng đón năm mới
- ·Giá xăng dầu đồng loạt tăng từ 15h chiều nay
- ·Ô tô Camry lao lên vỉa hè ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·Trụ vững trước giông bão, PVN tiếp tục đóng góp quan trọng cho nền kinh tế
- ·Đề xuất giảm mức thu phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm
- ·Tăng cường quảng bá, thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang Ấn Độ bất chấp dịch Covid
- ·Chỉ số PCI 2022: Xuất hiện thêm những "nhân tố mới"
- ·TP Hồ Chí Minh: Đề xuất không đấu giá quyền sử dụng đất dự án Dragon Riverside City
- ·Bảng giá xe Vinfast mới nhất tháng 5/2020: Mẫu xe thấp nhất giá gần 415 triệu đồng
- ·Doanh nghiệp thích ứng để đảm bảo xuất khẩu nông sản bền vững
- ·Bão Doksuri khả năng mạnh lên thành siêu bão đi vào Biển Đông
- ·Vụ buôn lậu 600 tấn quặng đồng ở Hải Phòng: Hé lộ thủ đoạn của Công ty TNHH Ngọc Thiên
- Sử dụng dầu nhớt của ô tô cho xe máy có hại gì không?
- Tài xế nhầm đường rẽ phải rồi chuyển trái khiến xe sau suýt vạ lây
- Kiện toàn nhân sự 4 địa phương
- Hyundai Sonata 2024 lần đầu có phiên bản dẫn động 4 bánh
- Giá xe gần 500 triệu, có nên xuống tiền mua KIA Ray 2017?
- Giá xe ô tô nhập khẩu xuống đáy, giảm kỷ lục hơn 300 triệu đồng
- Xe đang đỗ bỗng nổ máy lao vào cửa hàng như bị 'ma làm'
- Toyota bZ3 ra mắt nhận số đơn đặt hàng khủng sau 1 ngày mở bán
- Lý do TP.HCM chưa bầu bổ sung 2 Phó Chủ tịch UBND TP
- Sự phát triển của xe điện khiến một ngành nghề được săn đón tại Mỹ.