【kết quả kuwait】Nữ sinh đi chống dịch Covid
作者:Nhà cái uy tín 来源:Cúp C1 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 17:14:42 评论数:
Tích cực làm việc thiện
Tham gia chống dịch từ cuối tháng 5 đến nay,ữsinhđichốngdịkết quả kuwait Trần Nguyệt Quỳnh Mai (20 tuổi, sinh viên trường Đại học Văn Lang) được nhận định hoạt động năng nổ, dấn thân, không ngại khó khăn. Tuy vậy, ít ai biết rằng, nữ sinh này lại từng trải qua khoảng thời gian chán ghét cuộc sống.
Nữ sinh nói: “Từ lớp 7 đến lớp 9, tôi là nạn nhân của trò miệt thị ngoại hình. Tôi bị bạn bè tẩy chay, xa lánh chỉ vì cao hơn và không được trắng trẻo như các bạn khác”.
Thời điểm đó, việc đến trường trở thành nỗi khiếp đảm của Mai. Vốn là người sống nội tâm, Mai không thể chia sẻ nỗi buồn với ba mẹ, anh chị trong gia đình. Cô lặng lẽ chịu đựng đến khi bị chứng trầm cảm vào năm học lớp 9.
Trần Nguyệt Quỳnh Mai (đeo kính) |
“Đó là khoảng thời gian tôi có những suy nghĩ tiêu cực. Có lúc, tôi đã nghĩ đến việc không cần mạng sống của mình", Mai chia sẻ.
Để vượt qua những suy nghĩ tiêu cực, Mai tích cực làm việc thiện. Nữ sinh nói, lúc đó, cô hay đọc báo và tìm kiếm các bài đăng về những trường hợp khó khăn, cần hỗ trợ. Mai tự liên hệ và giúp đỡ họ trong khả năng của mình.
Mai nói: “Tôi còn nhớ, tôi có giúp đỡ một bé bị ung thư. Lúc ấy, tôi chỉ có thể giúp bé sách vở và một ít bánh kẹo. Tôi cũng dạy học cho bé nữa. Tuy nhiên, ít lâu sau bé qua đời. Sau đó, tôi vẫn duy trì các hoạt động thiện nguyện của mình”.
“Đặc biệt, khi đi thăm các em là bệnh nhân ung thư, tôi thấy được nghị lực sống của họ. Tôi nhận thấy họ thật phi thường. Từ đó, tôi trân quý cuộc sống và nhận ra rằng, điều quan trọng nhất không phải sống theo người khác mà là sống để làm sao cuối cùng vẫn có thể làm đẹp cho cuộc đời”, Mai chia sẻ thêm.
Sau khi lấy lại tinh thần, Mai trân quý cuộc sống và khát khao hỗ trợ cộng đồng. |
Vượt qua nỗi đau bị kỳ thị, nữ sinh tươi vui và khát khao cống hiến cho cộng đồng. Cùng bạn bè, người chung chí hướng, Mai tổ chức chương trình Chuyến xe 0 đồngđưa những hoàn cảnh khó khăn về quê ăn Tết, tặng quà cho bệnh nhi ung thư…
Mai nói, bây giờ, cô suy nghĩ một cách đơn giản rằng, nếu có thể làm được gì đó cho bất kỳ ai, cô sẽ luôn sẵn sàng và "làm đến hơi thở cuối cùng”.
Khi biết vẫn có thể giúp được nhiều người dù đã nhắm mắt xuôi tay, Quỳnh Mai quyết định đăng ký hiến tạng sau khi qua đời. Lo rằng hành động trên sẽ vấp phải sự phản đối của gia đình, Mai âm thầm đăng ký hiến tặng.
Sau khi mọi thủ tục hoàn tất, cô mới thông báo với gia đình. Mai kể, nghe cô thông báo, bố mẹ hết sức bất ngờ và lên tiếng phản đối. Tuy nhiên, khi nhận thấy giá trị nhân văn trong việc làm của Mai, gia đình nữ sinh đã đồng lòng, ủng hộ.
“Không chung tay thì dịch bệnh không bao giờ hết”
Ngày 31/5, thấy Thành đoàn TP.HCM kêu gọi thanh niên tham gia chống dịch, Quỳnh Mai lại lặng lẽ đăng ký. Sợ ảnh hưởng đến gia đình, Mai lấy lý do qua nhà bạn ôn thi để tham gia làm tình nguyện viên.
Hiện, nữ sinh đang là tình nguyện viên chống dịch tại quận Tân Bình. |
Cha mẹ nữ sinh chỉ phát hiện con gái đi tham gia chống dịch khi cô phụ trách đến lấy mẫu xét nghiệm ở khu phố nơi mình sinh sống.
“Lúc đầu, tôi mặc bộ đồ bảo hộ nên ba mẹ không nhận ra. Chỉ khi tôi cất tiếng gọi ba, hai người mới biết”, Quỳnh Mai chia sẻ.
Biết con gái trở thành tình nguyện viên chống dịch, phụ huynh nữ sinh vô cùng lo lắng. Tuy vậy, cả hai vẫn hết sức ủng hộ.
Mai nói rằng, từ trước đến nay, cô không thường xuyên trò chuyện với ba mẹ. Tuy nhiên, khi trở thành tình nguyện viên chống dịch, cô cảm nhận được tình yêu thương, sự quan tâm sâu sắc từ gia đình. Mai kể: “Những hôm tôi hoạt động gần nhà, ba hay mang cơm với nước cam cho tôi. Ba nói: 'Con hay bỏ bữa sáng, ăn uống không điều độ nên ba mang cơm cho nè. Nhớ giữ sức khoẻ nha'”.
“Mẹ thì lo tôi đau ốm. Có hôm mệt quá, tôi ngủ trưa trong phòng. Mẹ tưởng tôi bị sốt nên vào sờ trán, xem tôi có sao không. Chị họ tôi kể là mẹ muốn tôi về nhà ngủ, ăn cơm mẹ nấu. Mẹ nói với chị ấy rằng: 'Nó có nhà có cửa, có cơm ngon dì nấu mà phải ngủ ở chỗ khác, phải ăn những bữa ăn vội... Dù có nguy hiểm cỡ nào, dì vẫn mong nó về nhà'”, Mai kể thêm.
Quỳnh Mai hỗ trợ công việc lấy mẫu xét nghiệm. |
Những ngày này, Mai tham gia lấy mẫu, hỗ trợ xét nghiệm, điều phối, nhập liệu thông tin... tại Đội phản ứng nhanh Quận đoàn Tân Bình. Thế nên, với Mai, mỗi ngày trôi qua là một kỷ niệm khác nhau.
Mai nhớ những khuya đi khuân, vác nhu yếu phẩm cho bà con sau một ngày dài mệt lả, những lần đồng đội đổ bệnh, ngất xỉu giữa giờ làm việc vì quá căng thẳng, mệt mỏi, những lúc rơi nước mắt vì chứng kiến cảnh các bé dương tính với Sars-Cov-2, đồng đội nhiễm bệnh, bệnh nhân trở nặng rồi ra đi…
Mai kể: “Có những hôm, hàng cứu trợ của bà con khắp nơi đổ về giữa khuya. Cả đội ai cũng mệt nhưng không ai thoái thác công việc. Tất cả chạy đến bốc, dỡ hàng một cách vui vẻ chứ không hề cáu gắt”.
“Rồi những lần lấy mẫu xét nghiệm cho các bé. Khoảnh khắc ấy thật sự rất xót xa. Các bé bị nhiễm cứ 3-5 ngày lại phải lấy mẫu một lần. Thế nên chỉ cần thấy ai mặc đồ bảo hộ là các bé đã khóc. Chúng tôi phải năn nỉ, nghĩ ra đủ trò để dỗ. Thậm chí phải lấy mẫu ở họng hoặc phải nhờ phụ huynh giữ chặt các bé… Các bé khóc, thét, thương lắm”, nữ sinh nói thêm.
Nữ sinh cho biết, những ngày chống dịch, cô nhận thấy bản thân trưởng thành hơn và có được những người đồng đội cùng lý tưởng. |
Hiện tại, Mai đang chuẩn bị cho kỳ thi cuối kỳ. Dẫu vậy, em vẫn cố gắng theo đuổi công việc hỗ trợ tuyến đầu chống dịch, dù biết rằng, hành trình ấy có thể sẽ còn kéo dài.
Mai nói: “Nếu chúng ta không chung tay thì dịch bệnh sẽ không bao giờ hết. Và, đây cũng là cách bảo vệ gia đình của chính mình”.
“Công việc dẫu cực nhưng tôi tự hào lắm. Tôi nhận thấy bản thân trưởng thành hơn mỗi ngày và có được những người đồng đội cùng lý tưởng. Hơn thế, tôi luôn nhận về sự yêu thương của người dân ở mỗi nơi tôi đến”, cô gái chia sẻ thêm.
Bài:Nguyễn Sơn
Ảnh:Nhân vật cung cấp
Nữ sinh Sài Gòn theo bố đi chống dịch
Những ngày gần đây, anh Hùng có thêm một người bạn đồng hành trên đường chống dịch, đó chính Đinh Châu Ngọc Minh, 18 tuổi, con gái của anh.