【lens – lyon】Ngậm quả đắng vì trót tin quảng cáo tivi

作者:Thể thao 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 14:27:45 评论数:

Lòng tin bị đánh cắp!

Chị Nguyễn Ngọc Anh (Hà Nội) từng mua bộ dao theo quảng cáo trên truyền hình. Một bộ dao 12 chiếc có giá tới 3.980.000 đồng/bộ,ậmquảđắngvìtróttinquảngcálens – lyon nhìn trên ti vi thấy cắt sắc lẻm miếng thịt lợn đông cứng phủ đá, nhưng khi “rước về” thì thái rau cũng thấy cùn.

Một câu chuyện khác, “mới tinh”, cũng được TS Vương Ngọc Tuấn - Phó Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng (VINASTAS) dẫn chứng. Đó là vụ người tiêu dùng khiếu nại về mẫu điện thoại Hiphone 5, được quảng cáo trên các kênh truyền hình của VTC, SCTV, do Công ty TNHH The Sun Việt Nam cung cấp.

Sản phẩm được quảng cáo với các tính năng, công dụng hiện đại như một chiếc iPhone của thương hiệu Apple nổi tiếng. Tuy nhiên, khi đến tay người tiêu dùng, chiếc điện thoại thực tế lại không như quảng cáo. Khách hàng liên lạc với số điện thoại được cung cấp, hy vọng có thể gửi trả hàng theo như quảng cáo, nhưng hỡi ôi, sự thật phũ phàng đó là địa chỉ “ma”.

Hay như trường hợp của chị Trần Thị Ngọc Bích (Hà Nội) khiếu nại về sản phẩm máy tập bụng Finest, được quảng cáo trên truyền hình do Công ty TNHH MTV Phượng Hoàng VN cung cấp. Theo như nhà đài ra rả, sản phẩm có công nghệ và linh kiện nhập khẩu của Hoa Kỳ 100%, cùng chương trình giảm giá khuyến mại lớn tới 70% nếu người tiêu dùng gọi tới số máy 08.39503333 đặt hàng.

Chị Bích sau khi liên hệ với công ty theo số điện thoại trên quảng cáo để đặt hàng thì được nhân viên chúc mừng vì là “người may mắn lọt top 100 khách hàng được hưởng khuyến mại”. Giá máy là 8.930.000 đồng, được khuyến mại 70%, nên chị Bích chỉ phải trả 2.680.000 đồng.

Sau vài ngày, nhân viên chuyển đến cho chị một bưu kiện và yêu cầu ký vào hóa đơn nhận hàng. Chị Bích yêu cầu kiểm tra hàng hóa nhưng anh nhân viên nói chỉ là người đưa hàng thuê. Sau khi kiểm tra sản phẩm, chị Bích nhận “ngã ngồi” vì không có một bộ phận hay linh kiện nào sản xuất tại Hoa Kỳ và chất lượng sản phẩm rất kém....

Nói chung, thời gian qua trên thị trường, những trường hợp như chị Anh, chị Bích… nói trên xẩy ra nhan nhản. Và còn rất nhiều, rất nhiều các chiêu tinh vi khác mà các doanh nghiệp làm ăn không đàng hoàng đã lợi dụng kênh truyền hình để “đánh cắp” lòng tin người tiêu dùng.

Nhà đài không thể “phủi tay”!

Để ngăn chặn các hành vi nói trên, ông Cao Xuân Quảng, Phó trưởng ban Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương) cho rằng: với tư cách là một bên liên quan trực tiếp, doanh nghiệp truyền hình trả tiền phải chịu trách nhiệm về hàng hóa, thông tin mà họ cung cấp cho người tiêu dùng.

Điều 13 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về “trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng”, quy định rõ: Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng thông qua bên thứ ba thì bên thứ ba có trách nhiệm: bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về hàng hóa, dịch vụ được cung cấp; yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp chứng cứ chứng minh tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ; chịu trách nhiệm liên đới về việc cung cấp thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ, trừ trường hợp chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp theo quy định của pháp luật để kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ; tuân thủ các quy định của pháp luật về báo chí, pháp luật về quảng cáo.

Nhưng dù luật quy định là vậy, thực tế thì mỗi ngày trên ti vi vẫn tràn lan các quảng cáo “thổi phồng, nói quá”. Rõ ràng, chính sự nhẹ dạ, dễ tính của người tiêu dùng, cùng với sự cạnh tranh khốc liệt để dành được quảng cáo của “nhà đài” đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp không tiếc lời “nói vậy mà hổng phải vậy” để chỉ nhằm gia tăng doanh số. Đã đến lúc các cơ quan chức năng phải mạnh tay thực thi “quyền năng pháp luật” để vãn hồi trật tự

TheoPLVN