当前位置:首页 > Thể thao

【keo nha cai2】Việt Nam và Mỹ đạt thoả thuận về vấn đề tiền tệ

Việt Nam và Mỹ đạt thoả thuận về vấn đề tiền tệ

Quỳnh Chi

Sau căng thẳng cáo buộc thao túng tiền tệ và đe dọa áp đặt mức thuế cao hơn đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam,ệtNamvàMỹđạtthoảthuậnvềvấnđềtiềntệkeo nha cai2 chính quyền Mỹ đã quyết định giảm áp lực, chấp nhận cam kết không làm suy yếu giá trị Việt Nam đồng nhằm tạo lợi thế xuất khẩu từ phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo tuyên bố chung hôm thứ Hai 19/7 giữa Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt NamNguyễn Thị Hồng, Việt Nam khẳng định cam kết tuân thủ các quy định của Quỹ Tiền tệ Quốc tế(IMF) về “không thao túng tỷ giánhằm ngăn sự điều chỉnh hiệu quả của cán cân thanh toán hoặc giành lợi thế cạnh tranh bất bình đẳng và không phá giá Việt Nam đồng”.

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại trung tâm Hà Nội. Ảnh: WSJ

Cam kết của Việt Nam xoa dịu căng thẳng về những cáo buộc thao túng tiền tệ và đe dọa áp thuế trừng phạt do thặng dư thương mại ngày càng tăng với Mỹ. Khả năng các nhà xuất khẩu Việt Nam bị áp đặt mức thuế trừng phạt do hành vi thao túng tiền tệ không còn cao nhưng phía Mỹ sẽ vẫn tiếp tục theo dõi chặt chẽ việc cam kết thực hiện chính sách tiền tệ như đã tuyên bố.

Lịch sử cáo buộc

Tháng 12.2020, trong những tuần cuối cùng của nhiệm kỳ cựu tổng thống Donald Trump, Bộ Tài chính Mỹ đã ban hành báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ”, lần đầu tiên gắn mác thao túng tiền tệ với Việt Nam, Đài Loan và Thụy Sỹ.

Trong cáo buộc này, Việt Nam rơi vào nhóm các nước thỏa tiêu chí về thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ ít nhất 20 tỷ USD, thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP, can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ.

Chính quyền Mỹ và cộng đồng doanh nghiệp nước này đã tập trung theo dõi Việt Nam khi nước này chỉ trong một thập kỷ đã vươn lên từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành quốc gia nhập khẩu lớn thứ sáu của Mỹ, chỉ sau Trung Quốc, Mexico, Canada, Nhật Bản và Đức. Việt Nam trở thành nguồn cung cấp đồ nội thất, thủy sản, máy tính, điện tử, may mặc và giày dép chính cho thị trường Mỹ. Trong vòng 5 năm trở lại đây, giá trị các lô hàng Việt Nam xuất sang Mỹ đã tăng gấp đôi giá trị và thâm hụt thương mại ngày càng lớn với Mỹ đã khiến Việt Nam trở thành mục tiêu của chính quyền Tổng thống Trump.

Sau đó vào tháng Tư năm nay, chính quyền Tổng thống Biden áp dụng cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn với vấn đề này, gỡ bỏ cáo buộc, thông báo không tìm thấy đủ bằng chứng Việt Nam thao túng tiền tệ và chưa hoàn thành quy trình dẫn đến việc áp thuế, nhưng cho biết sẽ tiếp tục thảo luận với các quan chức Việt Nam về các chính sách kinh tế và tiền tệ. Do đó, nguy cơ hàng hóa Việt Nam bị áp mức thuế cao hơn vẫn cần được theo dõi sát sao.

Lập trường của Việt Nam và chấp thuận cam kết của Mỹ

Trong tuyên bố chung hôm 19.7, bà Nguyễn Thị Hồng khẳng định trọng tâm của khuôn khổ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là thúc đẩy ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát. Việt Nam không sử dụng tỷ giá nhằm giành lợi thế cạnh tranh không công bằng trong thương mại quốc tế. Việc điều hành tỷ giá những năm qua – trong khuôn khổ chính sách tiền tệ chung – nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng.

Ngân hàng trung ương của Việt Nam đồng ý cho phép tỷ giá tiền Việt Nam đồng lên xuống “phù hợp với tình trạng phát triển của thị trường tài chính và ngoại hối và với bối cảnh kinh tế”, cam kết không hạ tỷ giá hối đoái để tạo lợi thế cạnh tranh cho các nhà xuất khẩu. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng sẽ tiếp tục cung cấp thông tin cần thiết cho phía Mỹ tiến hành phân tích và thường xuyên cập nhật báo cáo tiền tệ cho Bộ Tài chính Mỹ.

“Tôi tin rằng sự quan tâm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với những vấn đề này theo thời gian không chỉ sẽ giải quyết các mối lo ngại của Bộ Tài chính Mỹ mà còn hỗ trợ sự phát triển hơn nữa của thị trường tài chính Việt Nam và tăng cường khả năng phục hồi tài chính và kinh tế vĩ mô của Việt Nam,” bà Yellen cho biết trong tuyên bố, khẳng định thêm rằng Mỹ và Việt Nam là “những đối tác đáng tin cậy với tình hữu nghị dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.

Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai khen ngợi thỏa thuận giữa hai quốc gia và cho biết văn phòng của bà cũng sẽ giám sát việc Việt Nam thực hiện các cam kết.