Đó là cách quy hoạch đang được thực hiện ở TPHCM và nhiều đô thị lớn trong cả nước hiện nay. Nhược điểm của cách này là tạo ra những “đô thị nén” ở trung tâm,Đểcảmặthồcùngxaođộgiải vô địch hy lạp với nhiều hệ luỵ (do quá tải về dân số và hạ tầng). Trong khi đó, những xung lực của vòng sóng trung tâm không vươn ra xa được, cũng có nghĩa là quá trình đô thị hoá không tạo ra được sự lan toả tích cực tối ưu. Một cách làm khác, tạm hình dung như ném xuống hồ 5 hòn đá vừa phải ở các góc khác nhau, tạo ra 5 vùng sóng, nhỏ hơn nhưng giao thoa với nhau, làm cho toàn bộ mặt hồ đều xao động. Các nhà quy hoạch gọi đây là giải pháp “đa cực phi tập trung hóa”. Với thực trạng sử dụng đất như hiện nay, quỹ đất phát triển nhà ở quy mô lớn của TPHCM và Hà Nội đều được dự báo là sẽ thiếu trầm trọng thì giải pháp này tỏ ra có ưu thế vượt trội. Nhưng phát triển các đô thị vệ tinh cũng không phải việc dễ dàng gì. Từ năm 1995, TPHCM đã đặt ra mục tiêu phát triển 2 thành phố vệ tinh ở Củ Chi và Nhà Bè. Đều không thành công. Sớm hơn nữa, những năm 70 của thế kỷ trước, khu đô thị vệ tinh Xuân Mai của Hà Nội cũng đã trở thành dang dở... Theo ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt 4 quy hoạch chung đô thị vệ tinh Sóc Sơn, Xuân Mai, Phú Xuyên, Sơn Tây. Mười năm đã trôi qua kể từ khi các quy hoạch này được phê duyệt, nhưng hầu như không có nhiều biến chuyển. Mới đây, UBND thành phố Hà Nội tiếp tục chỉ đạo triển khai lập 25 đồ án quy hoạch phân khu tại Sóc Sơn (6 khu), Xuân Mai (3 khu), Phú Xuyên (3 khu) và Sơn Tây (9 khu). Các đồ án này dự kiến sẽ trình duyệt trong giai đoạn 2019-2020. Tuy nhiên, cũng không có gì khó hiểu khi chính vị Phó Giám đốc Sở nêu trên cũng không thể khẳng định đến bao giờ thì những đồ án này mới được triển khai thực hiện. Bởi không có nhà đầu tư nào mạo hiểm bỏ vốn lớn vào những vùng đất thiếu hệ thống giao thông đồng bộ, dịch vụ xã hội như bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí… Một mặt công bố đầy đủ thông tin cho các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận, mặt khác, chính quyền các đô thị lớn cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống giao thông kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh và giữa đô thị vệ tinh với các khu vực dân cư xung quanh. Có như thế thì giải pháp “đa cực phi tập trung hóa” mới có thể hiện thực hoá. |