游客发表
Liên Hiệp Quốc (LHQ) ngày 14-11 thông báo các cuộc đàm phán giữa các phe phái chính trị ở Libya do LHQ làm trung gian đã đi đến thống nhất rằng cuộc tổng tuyển cử ở nước này sẽ được tổ chức vào tháng 12 năm tới,ơhộihabnhởtrận đấu las palmas mở ra hy vọng chấm dứt cuộc xung đột kéo dài hàng chục năm qua tại Libya.
Người Berber - dân tộc chủ yếu ở Libya.
Thông báo được đưa ra vào ngày thứ 4 của cuộc đàm phán diễn ra tại Tunisia với sự tham dự của 75 đại biểu Libya do LHQ lựa chọn, vốn đại diện cho các lợi ích vùng miền, quan điểm chính trị và các nhóm xã hội khác nhau của Libya. Các cuộc thảo luận trong khuôn khổ diễn đàn hướng tới mục tiêu xây dựng một chính phủ đoàn kết ở quốc gia Bắc Phi này.
Phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến, quyền Đặc phái viên LHQ, kiêm nhiệm đứng đầu Phái bộ Hỗ trợ của LHQ tại Libya, bà Stephanie Williams cho biết các đại biểu Libya đã nhất trí cuộc tổng tuyển cử tại Libya sẽ diễn ra vào ngày 24-12-2021.
“Hôm nay, những người tham gia diễn đàn đối thoại chính trị Libya đã đạt được thỏa thuận về lộ trình kết thúc giai đoạn chuyển tiếp và tổ chức các cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống tự do, công bằng, toàn diện và đáng tin cậy. Lộ trình vạch ra các bước để hợp nhất các thể chế của Libya, khôi phục các dịch vụ công và bắt đầu một quá trình rất quan trọng về hòa giải dân tộc. Người dân di tản sẽ được trở về nhà và được đảm bảo các lợi ích”.
Trước đó, các cuộc đàm phán giữa các bên Libya đã tập trung vào nội dung thành lập một chính phủ đoàn kết chuyển tiếp mới, để giám sát các cuộc bầu cử sắp tới. Một ủy ban quân sự chung, được thành lập tại thành phố Sirte để triển khai chi tiết lệnh ngừng bắn, cũng sẽ xem xét thông qua các đề xuất để hai phe đối địch rút quân khỏi tiền tuyến.
Đất nước giàu dầu mỏ Libya chìm vào xung đột sau khi nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi bị lật đổ và sát hại trong chiến dịch quân sự do Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hậu thuẫn năm 2011. Kể từ đó, Libya chia rẽ thành hai phe quyền lực đóng ở hai nơi: Chính phủ Đoàn kết Dân tộc (GNA) kiểm soát thủ đô Tripoli và miền Tây được Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar ủng hộ và LHQ công nhận, trong khi lực lượng tự xưng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) kiểm soát TP.Benghazi và miền Đông của Tướng Khalifa Haftar được sự hậu thuẫn của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Ai Cập và Nga. Quốc gia dầu mỏ này đã trở thành “điểm trung chuyển” người tị nạn châu Phi đến các nước châu Âu, trước đây từng là đất nước có mức sống cao nhất châu Phi, với dịch vụ y tế và giáo dục miễn phí. Thế nhưng, sự ổn định nhiều năm qua của Libya đã bị phá vỡ. Giờ đây, thủ đô Tripoli chỉ còn cảnh đổ nát, sau những cuộc giao tranh ác liệt giữa các phe phái chính trị đối nghịch.
Sau nhiều năm giao tranh ác liệt, ngày 23-10 vừa qua, tại Geneva (Thụy Sĩ), đại diện 2 bên đối địch Libya đã ký kết thỏa thuận ngừng bắn lâu dài dưới sự trung gian bảo trợ của LHQ. Cùng với lệnh ngừng bắn đó, tình hình tại Libya thời gian qua ghi nhận nhiều tiến triển tích cực như việc chấm dứt lệnh phong tỏa các cơ sở khai thác dầu mỏ, mở cửa trở lại các tuyến đường giao thông nội địa hay việc các đại diện phe phái tham gia nhiều hơn vào tiến trình chính trị trong nước. Đáng chú ý, hai bên đã mở lại tuyến đường chính ven biển, đi qua các chiến tuyến nối phía Đông và phía Tây nước này.
Trước diễn biến tích cực đó, người dân Libya di tản trong chiến tranh đã bắt đầu các cuộc hành trình trở về nhà. Tuy nhiên, với sự tàn phá ác liệt của chiến tranh, những ngôi nhà xưa kia đã không còn nữa.
Nhiều người dân Libya cho biết: “Trước kia nhà tôi toàn là một màu xanh. Chúng tôi luôn muốn ngồi ở đây, ngay cả ban ngày để uống trà và ngắm cảnh. Nhưng sau đó chiến tranh đến và chúng tôi phải chạy trốn. Chúng tôi không thể ở lại đây và phải đến nhà bạn bè để ở. Bây giờ chúng tôi trở về, mọi thứ xưa kia không còn nữa”.
“Không có điện, không có nước khi chúng tôi trở về nhà. Mọi thứ đều hư hỏng, hoàn toàn hoặc là một phần. Chúng tôi bắt đầu sửa chữa mọi thứ”.
“Khi chúng tôi có thể trở về nhà, chúng tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng. Đó là một cảm giác tuyệt vời đến khó tả. Song khi về đây, cảnh vật và mọi thứ như vô hồn. Nhưng tất nhiên, chúng tôi sẽ vẫn ở lại”.
10 năm - chiến tranh và khủng bố đã tàn phá đất nước Libya. Tuy nhiên, hòa bình và sự hồi sinh dường như đang trở lại với người dân cùng với một nền kinh tế được kỳ vọng sẽ sớm phục hồi. Truyền thông khu vực dẫn nguồn tin từ ngành dầu mỏ Libya cho biết, sản lượng dầu mỏ của quốc gia này đã đạt 1,215 triệu thùng/ngày, một tín hiệu cho thấy ngành công nghiệp “vàng đen” của Libya đang phục hồi nhanh hơn dự kiến.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接