Để đạt được mục tiêu xóa đói vào năm 2030,ầnnửatỷngườiởchâuÁsố đá miền nam hôm nay đòi hỏi mỗi tháng phải có hàng triệu người ở khu vực này thoát khỏi tình trạng thiếu lương thực. Số liệu tổng hợp của Liên hợp quốc cho thấy, các tiến bộ đạt được chậm và thậm chí còn thụt lùi trong vấn đề thấp còi và gầy mòn ở trẻ em và các vấn đề khác liên quan đến suy dinh dưỡng. Bất bình đẳng ngày càng nghiêm trọng, mặc dù tăng trưởng kinh tế của khu vực tương đối nhanh nhưng thu nhập của hàng trăm triệu người sống trong tình trạng nghèo đói không tăng nhanh để giúp đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ và dinh dưỡng cho họ. Báo cáo của Liên hợp quốc do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Chương trình Lương thực thế giới (WFP) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng phối hợp xây dựng, kêu gọi chính phủ các nước sử dụng tổng hợp các biện pháp để chấm dứt tình trạng nghèo đói, cùng với các chính sách định hướng về dinh dưỡng, y tế và giáo dục. Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc đến năm 2030 chấm dứt nạn đói và đảm bảo tất cả mọi người có đầy đủ thực phẩm trong năm. Đại diện của FAO tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bà Kundhavi Kadiresan nhấn mạnh "chúng ta không đi đúng hướng, các tiến bộ trong việc giảm suy dinh dưỡng đã chậm lại rất nhiều trong vài năm qua". Hơn một phần năm người dân ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, nghĩa là họ phải ăn uống tằn tiện hoặc thiếu đói trong năm và có nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn không có ăn trong nhiều ngày. Hơn một nửa trong số 479 triệu người ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương thiếu dinh dưỡng sống ở Nam Á, nơi có hơn một phần ba trẻ em bị suy dinh dưỡng mãn tính. Tại Ấn Độ, có gần 21% trẻ em bị gầy mòn, một dạng suy dinh dưỡng cấp tính./. Theo TTXVN |