Giám sát chuyên đề môi trường: Vì sao nhiều đại biểu đồng tình?ốchộilấyýkiếnvềdựthảoNghịquyếtthànhlậpĐoàngiámsátchuyênđềmôitrườbongdaso ty le keo Từ 19/9 - 22/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp về 4 chuyên đề giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất lựa chọn 4 chuyên đề giám sát |
Theo đó, dự thảo Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”nêu rõ, mục tiêu là nhằm đánh giá việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó trọng tâm là đánh giá việc tổ chức thực hiện Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, các nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội có liên quan đến bảo vệ môi trường. Chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân; rút ra bài học kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.
Toàn cảnh phiên họp sáng 21/6 của Quốc hội tại hội trường (Ảnh: quochoi.vn) |
Qua đó, kiến nghị, đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Đối tượng giám sát gồm: Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Nội dung giám sát liên quan đến việc ban hành, hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.
Báo cáo Tiếp thu, giải trình ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về dự thảo Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành” (gọi tắt là Giám sát chuyên đề Môi trường), Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết: Ngày 17/6/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo gửi xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về dự thảo Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”. Tính đến 17h00 ngày 17/6/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhận được 314văn bản ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội; trong đó, 291đại biểu đồng ý hoàn toàn với dự thảo Nghị quyết, 23đại biểu có ý kiến cụ thể.
Trong đó, có một số ý kiến cho rằng, giới hạn nội dung giám sát tại dự thảo Nghị quyết quá hẹp so với phạm vi của Luật Bảo vệ môi trường, đề nghị bổ sung nội dung giám sát để phù hợp với tính chất chuyên đề giám sát của Quốc hội. Ý kiến khác đề nghị không giới hạn nội dung giám sát tại Nghị quyết này, trọng tâm giám sát do Đoàn giám sát xác định và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi xây dựng kế hoạch giám sát chi tiết và các đề cương báo cáo.
Liên quan đến vấn đề này, Tổng Thư ký- Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, tại khoản 2 và khoản 4 Điều 2 dự thảo Nghị quyết không giới hạn nội dung giám sát cụ thể về hoạt động kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải sinh hoạt. Tuy nhiên, để bảo đảm giám sát có trọng tâm, trọng điểm, căn cứ tình hình thực tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo Đoàn giám sát xây dựng kế hoạch giám sát chi tiết với các nội dung cụ thể về mục tiêu, phạm vi, nội dung, phương thức giám sát và các đề cương báo cáo cho phù hợp.
Tổng Thư ký- Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường (Ảnh:quochoi.vn) |
Có ý kiến đề nghị cân nhắc bỏ nội dung “quyết định việc điều chỉnh thành phần Đoàn giám sát trong thời gian Quốc hội không họp và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất” tại khoản 1 Điều 3 dự thảo Nghị quyết”.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tại khoản 3 Điều 23 của Quy chế Tổ chức một số hoạt động giám sát của Quốc hội đã quy định cụ thể thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc điều chỉnh thành viên Đoàn giám sát do yêu cầu giám sát hoặc do yêu cầu khách quan nhưng phải bảo đảm thành phần theo quy định và trên cơ sở đề nghị của Trưởng Đoàn giám sát.
Một số ý kiến đề nghị tại các tỉnh, thành phố mà Đoàn giám sát của Quốc hội dự kiến tiến hành giám sát trực tiếp thì Đoàn đại biểu Quốc hội không tổ chức giám sát mà cử đại diện tham gia Đoàn giám sát; đối với các tỉnh, thành phố khác thì Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức giám sát và gửi báo cáo kết quả về Đoàn giám sát của Quốc hội.
Liên quan đến vấn đề này, Ủy Ban Thường vụ Quốc hội cho biết: Từ kinh nghiệm triển khai các chuyên đề giám sát từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay và tại Kỳ họp này, qua phiên chất vấn và các phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri, có thể thấy nội dung chuyên đề về bảo vệ môi trường nhận được sự quan tâm đặc biệt của cử tri, Nhân dân và các vị đại biểu Quốc hội. Báo cáo kết quả giám sát của 63 Đoàn đại biểu Quốc hội và báo cáo của các cơ quan là căn cứ quan trọng để Đoàn giám sát lựa chọn các cơ quan, địa phương đến giám sát trực tiếp. Do đó, để hoạt động giám sát chuyên đề này được triển khai toàn diện, sát với thực tiễn, sự tham gia giám sát của tất cả các Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cần thiết.