当前位置: 当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【ket qua da】Khuyến nông muốn được tăng kinh phí như khoa học công nghệ 正文

【ket qua da】Khuyến nông muốn được tăng kinh phí như khoa học công nghệ

2025-01-12 08:41:23 来源:88Point 作者:World Cup 点击:590次

* Xin ông cho biết,ếnnôngmuốnđượctăngkinhphínhưkhoahọccôngnghệket qua da tổng kinh phí đầu tư cho khuyến nông thời gian qua và nguồn kinh phí này được đầu tư cụ thể như thế nào?

- Tổng kinh phí đầu tư cho hoạt động khuyến nông của trung ương từ giai đoạn 2008- 2013 xấp xỉ 1.275 tỷ đồng, bình quân 210 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng bình quân đạt 10,7%/năm.

Cơ cấu kinh phí đầu tư theo các lĩnh vực hoạt động khuyến nông: trồng trọt chiếm 24,6%, chăn nuôi 18,2%, khuyến lâm 10,6%, khuyến công 9,8%, khuyến ngư 13,2%, thông tin tuyên truyền 10,8%, đào tạo huấn luyện 10,8%, quản lý 2%.

Cơ chế đầu tư theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 2008- 2010: Đầu tư theo kế hoạch khuyến nông hàng năm thông qua Trung tâm KNQG là đầu mối trực tiếp quản lý nguồn kinh phí khuyến nông trung ương. Nội dung hoạt động dựa trên cơ sở định hướng của Bộ NN&PTNT về các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trọng điểm cần phổ biến nhanh vào sản xuất, các địa phương đề xuất kế hoạch cụ thể về công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo huấn luyện, xây dựng và nhân rộng các mô hình trình diễn để chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật phù hợp với điều kiện sản xuất của mình.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia trình Bộ NN&PTNT hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn kinh phí khuyến nông trung ương (bình quân khoảng 2 tỷ đồng/tỉnh, thành phố/năm) để triển khai các hoạt động khuyến nông tại địa phương.

Giai đoạn 2011- 2013: Thực hiện Nghị định số 02/2010/NĐ-CP về Khuyến nông, kinh phí khuyến nông trung ương chỉ đầu tư cho các chương trình, dự án khuyến nông do Bộ NN&PTNT quản lý; kinh phí đầu tư cho hoạt động khuyến nông địa phương do ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bố trí.

Mỗi dự án khuyến nông trung ương được thực hiện ở quy mô cấp vùng, miền (từ 03 tỉnh, thành phố trở lên) và thời gian thực hiện ổn định khoảng 3 năm. Các dự án khuyến nông trung ương giao cho các tổ chức, cá nhân trong bộ và ngoài bộ chủ trì thực hiện thông qua xét chọn hoặc đấu thầu cạnh tranh.

Là quốc gia nông nghiệp với gần 70% dân số sống ở khu vực nông thôn nhưng kinh phí đầu tư cho khuyến nông của Việt Nam nhìn chung còn rất khiêm tốn
kinh phí cho khuyến nông

Ông Phan Huy Thông

* Ông có nhận xét gì về nguồn vốn đầu tư cho hoạt động khuyến nông Trung ương qua 2 giai đoạn trên?

- Thực hiện theo cơ chế trong giai đoạn 2008- 2010, kinh phí khuyến nông trung ương được điều phối thống nhất, vừa đảm bảo theo định hướng chung của Bộ, vừa sát với nhu cầu của từng địa phương. Đồng thời, đảm bảo phân bổ nguồn kinh phí khuyến nông trung ương hài hòa, hợp lý giữa các vùng, miền, trong đó ưu tiên hỗ trợ cho các các vùng khó khăn như Tây bắc, Tây nguyên, Duyên hải miền Trung.

Song song đó, vẫn đảm bảo nguồn lực khuyến khích cho một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung như ĐBSH, ĐBSCL, Đông Nam bộ; đảm bảo sự lồng ghép nội dung và nguồn lực khuyến nông giữa trung ương và địa phương, tạo điều kiện gắn kết và phát huy hiệu quả hoạt động của hệ thống khuyến nông cả nước phục vụ mục tiêu chung về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Thực hiện theo cơ chế giai đoạn 2011- 2013 có ưu điểm là tập trung nguồn lực đầu tư ổn định cho một số nội dung và địa bàn trọng điểm, tạo sự cạnh tranh giữa các tổ chức và cá nhân chủ trì dự án.

* Ngoài những ưu điểm trên, cơ chế đầu tư này có mặt hạn chế gì, thưa ông?

- Mặt hạn chế giai đoạn 2008 -2010 là nội dung hoạt động ngắn hạn và thường xuyên thay đổi hàng năm, chưa tập trung đầu tư ổn định cho một số nội dung trọng điểm và có tính trung hạn, dài hạn để tạo sự bứt phá trên một số lĩnh vực trọng tâm và trên quy mô lớn.

Còn trong giai đoạn 2011-2013, qua hơn 2 năm thực hiện đã xuất hiện một số bất cập như: Thứ 1, các dự án khuyến nông trung ương do các tổ chức và cá nhân đề xuất thường dựa trên những tiến bộ kỹ thuật sẵn có của các cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp hoặc đặt hàng từ các cơ quan trung ương, chưa có sự tham gia của các địa phương trong quá trình lựa chọn các dự án đầu tư nên có những dự án chưa sát thực tiễn sản xuất và nhu cầu của địa phương.

Mặt khác chưa có các chương trình định hướng cụ thể nên các tổ chức cá nhân đề xuất quá nhiều dự án khuyến nông nhỏ lẻ, thiếu tập trung, trong khi nguồn lực đầu tư rất hạn chế làm cho công tác thẩm định và lựa chọn dự án đầu tư rất khó khăn.

Thứ 2, các hoạt động khuyến nông được đầu tư theo các nội dung và định mức kinh tế - kỹ thuật chặt chẽ theo cơ chế của Nhà nước, việc tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì dự án thông qua đấu thầu không thể tùy tiện thay đổi chi phí và tổng mức đầu tư của dự án, nhưng thủ tục đấu thầu phức tạp, làm kéo dài thời gian của các khâu chuẩn bị, gây chậm tiến độ hoặc lỡ thời vụ sản xuất.

Thứ 3, các dự án khuyến nông trung ương triển khai độc lập, thiếu sự điều phối chung giữa các lĩnh vực sản xuất và giữa trung ương với địa phương, do đó chưa có sự phối hợp lồng ghép nguồn lực đầu tư.

Hơn nữa, sự phân bổ nguồn lực đầu tư từ nguồn kinh phí khuyến nông trung ương giữa các vùng miền chưa hợp lý: phần lớn dự án tập trung triển khai ở các địa bàn thuận lợi như vùng ĐBSH, Bắc Trung bộ, một số tỉnh trung du phía Bắc; trong khi các vùng khó khăn như các tỉnh biên giới, miền núi phía Bắc, miền Trung hoặc những vùng sản xuất hàng hóa trọng điểm như Tây nguyên, Đông Nam bộ và ĐBSCL thì có rất ít các dự án khuyến nông đầu tư thực hiện.

Thứ 4, thông qua cơ chế đấu thầu chọn đơn vị chủ trì dự án khuyến nông, một số đơn vị không phải là tổ chức khuyến nông chuyên trách, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác khuyến nông nhưng trúng thầu làm chủ nhiệm dự án khuyến nông, do chưa nắm vững điều kiện thực tế của địa bàn triển khai nên rất lúng túng, trong khi lực lượng khuyến nông chuyên trách ở địa phương lại ít có cơ hội được giao chủ trì dự án khuyến nông trung ương, chưa phát huy tốt vai trò, nguồn nhân lực và kinh nghiệm của mạng lưới khuyến nông địa phương.

Mặt khác do có quá nhiều đầu mối triển khai dự án nên công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, tổng kết, đánh giá hiệu quả các dự án khuyến nông còn phân tán, chồng chéo, thiếu tính thống nhất.

* Vậy để hoạt động khuyến nông đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới, ông có đề xuất gì?

- Là quốc gia nông nghiệp với gần 70% dân số sống ở khu vực nông thôn nhưng kinh phí đầu tư cho khuyến nông của Việt Nam nhìn chung còn rất khiêm tốn. Thực tế trong giai đoạn 2008- 2013 đầu tư cho ngành nông nghiệp nói chung cũng như hoạt động khuyến nông nói riêng là chưa đáp ứng được với tinh thần của Nghị quyết 26-NQ/TƯ. Đối với công tác khuyến nông, đầu tư cho hoạt động của hệ thống chưa đủ đáp ứng nhu cầu mà đầu tư cho tăng cường năng lực để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành khuyến nông cũng còn rất hạn chế.

Vì vậy, đề nghị Quốc hội xem xét và có quy định cụ thể về mức kinh phí đầu tư cho hoạt động khuyến nông tương tự như nhiệm vụ khoa học công nghệ: hàng năm ngân sách nhà nước dành 0,3 – 0,5% GDP để đầu tư cho hoạt động khuyến nông, mức tối thiếu đến 2015 phải đạt khoảng 10 USD/hộ nông dân/năm và đến 2020 khoảng 15 USD/hộ/năm.

* Xin cảm ơn ông!

Khánh Linh

作者:Cúp C2
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜