Tháng 7/2023,ềulợiíchtừmôhìnhĐềántạiQuảnhà cái nbet Tổ công tác Đề án 06 tỉnh đăng ký với Chính phủ triển khai 45 mô hình điểm của Đề án 06 tại Quảng Ninh. Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã triển khai được 42/45 mô hình, hiện tỉnh Quảng Ninh đã và đang tiếp tục triển khai các mô hình còn lại đúng lộ trình đã đề ra. Mô hình thí điểm kiểm tra online qua công nghệ xác thực thẻ căn cước tại trường THPT Ngô Quyền (TP Hạ Long) được Sở GD&ĐT phối hợp với Công an tỉnh và Viettel Quảng Ninh thí điểm đầu tháng 11/2024. Mô hình này khi được chính thức triển khai sẽ giúp giảm thiểu gian lận, đảm bảo tính chính xác, minh bạch và bảo mật, qua đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của quy trình tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá trong bối cảnh chuyển đổi số toàn diện. Em Nguyễn Đình Trọng Đạt, Lớp 12A1, Trường THPT Ngô Quyền chia sẻ: Em thấy thực hiện kiểm tra online qua công nghệ xác thực thẻ căn cước sẽ tạo thuận lợi cho chúng em rất nhiều, chúng em đi thi chỉ cần cầm thẻ căn cước chứ không cần cầm bất kỳ giấy tờ nào khác, thủ tục diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, đồng thời công khai, minh bạch trong thi cử. Hiện, Sở GD&ĐT đã tiến hành thí điểm tại 3 trường: THPT Ngô Quyền, THPT Vũ Văn Hiếu và UK Academy Hạ Long. Mô hình giúp nâng cao năng lực sử dụng công nghệ của cả giáo viên và học sinh. Đặc biệt, việc sử dụng nền tảng xác thực từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, giúp tăng độ tin cậy và minh bạch. Hiện nay, những mô hình đã triển khai, người dân đã và đang được thụ hưởng rất nhiều lợi ích như việc tích hợp Sổ sức khỏe điện tử, thông tin khám, chữa bệnh, giấy hẹn khám, giấy chuyển tuyến lên ứng dụng VNeID thay thế các loại giấy tờ truyền thống, giúp người dân thuận tiện hơn khi đi khám, chữa bệnh. Hay mô hình ứng dụng Camera AI trong kiểm soát an ninh, trật tự tại khu du lịch Cô Tô, giúp nhận diện và thống kê được chính xác được số lượng người ra/vào đảo, hỗ trợ, truy tìm người đi lạc, mất tích và cảnh báo các đối tượng truy nã, truy tìm khi xuất hiện tại địa bàn huyện đảo. Bên cạnh các mô hình điểm trên, tháng 5/2024 vừa qua, Tổ công tác Đề án 06 tỉnh cũng đã nghiên cứu, lựa chọn, tiếp tục đăng ký với Tổ công tác Đề án 06 Chính phủ để triển khai thêm 13 nhiệm vụ trọng tâm khác trên địa bàn tỉnh, nổi bật là việc tích hợp chức năng cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID, đăng ký khám, chữa bệnh tự động bằng Kiosk tự phục vụ tại các bệnh viện hay thí điểm học bạ số tại 100% trường tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh và đang tiếp tục mở rộng đến các trường THCS và THPT. Với các mô hình điểm, nhiệm vụ trọng tâm trên, người dân đã thay đổi dần thói quen, tư duy trong nhiều mặt của đời sống như giải quyết thủ tục hành chính, chuyển từ nộp hồ sơ truyền thống sang dịch vụ công trực tuyến; tích hợp, sử dụng các giấy tờ điện tử trên ứng dụng VNeID; hay làm quen với nhiều tiện ích, công nghệ mới như xác thực khuôn mặt, sinh trắc học khi giao dịch ngân hàng. Các cơ quan, doanh nghiệp cũng thay đổi nhiều phương thức sản xuất, kinh doanh như thay phương pháp chấm công vân tay bằng chấm công khuôn mặt, tự động cảnh báo, phát hiện người lạ xâm nhập trái phép bằng hệ thống Camera AI; các cơ sở kinh doanh lưu trú; nhà trọ, nhà nghỉ, khách sạn; nhà cho thuê trọ; nhà ở trong KCN... thông báo lưu trú qua phần mềm ASM. Đối với cơ quan nhà nước nhiều tài liệu, dữ liệu được số hóa, lưu trữ, khai thác dễ dàng, thuận tiện để phân tích, đánh giá, phục vụ hiệu quả công tác quản lý, điều hành trong từng lĩnh vực. Có thể thấy, Đề án 06 đã và đang mang lại rất nhiều hiệu ứng, tác động tích cực, không chỉ riêng một ngành, một lĩnh vực nào mà còn sâu rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Theo Ngọc Trâm (Báo Quảng Ninh) |