Bà Phan Thị Diệu Hà,Đấugiáxongtấnđườbd anha Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, cho đến thời điểm này, có 28 hồ sơ gửi về Hội đồng đấu giá, trong đó có 5 hồ sơ đề nghị đấu giá đường thô của thương nhân sử dụng đường thô để sản xuất đường tinh luyện và 23 hồ sơ đề nghị đấu giá đường tinh luyện của các thương nhân trực tiếp sử dụng đường tinh luyện để sản xuất.
Theo đó, có 3 doanh nghiệp trúng toàn bộ 44.000 tấn đường thô, gồm: Công ty Cổ phần mía đường Thành Thành Công Tây Ninh, Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa, Công ty TNHH MTV đường Biên Hòa - Ninh Hòa.
Đối với đường tinh luyện, có 12 doanh nghiệp trúng thầu toàn bộ 45.600 tấn đường tinh luyện, với mức giá thấp nhất là 1.820.000 đồng/tấn, mức giá cao nhất là 4.550.000 đồng/tấn.
Đáng chú ý, Công ty TNHH Perfetti van melle Việt Nam là doanh nghiệp trúng thầu với số lượng lớn nhất, 12 lô tương đương 12.000 tấn đường.
Sau khi có kết quả trúng thầu, ông Khánh đề nghị các doanh nghiệp phối hợp với Bộ Công Thương tiếp tục thực hiện theo đúng quy chế đấu giá và giao Cục Xuất nhập khẩu có báo cáo Chính phủ cũng như các bộ, ngành liên quan.
Được biết, đây là lần thứ 2 Hội đồng đấu giá thực hiện đấu giá thí điểm quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan đường sau nhiều năm thực hiện theo cơ chế phân giao.
Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) đã nhiều lần kiến nghị xóa bỏ cơ chế phân giao hạn ngạch đường với lý do cơ chế này phát sinh tiêu cực, dễ nảy sinh cơ chế “xin - cho” và Chính phủ đã đồng ý cho áp dụng cơ chế đấu giá thí điểm từ năm 2016.