【bảng xếp hạng bóng đá vô địch quốc gia hà lan】Bảo đảm nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số
(Tiếp theo kỳ trước) *NGUYỄN HỒNG TRÀ,ảođảmnguồnnhacircnlựcđaacutepứngyecircucầuchuyểnđổisốbảng xếp hạng bóng đá vô địch quốc gia hà lan Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy BPO - Trước thực trạng cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và thông tin mạng đang diễn ra trên quy mô toàn thế giới, thời gian qua, công tác ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đã diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng trong các tổ chức đảng, chính quyền các cấp, các cơ quan, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, đời sống của nhân dân và toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Các cơ quan đảng, chính quyền, hành chính, sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã triển khai nhiều đề án ứng dụng CNTT, đẩy mạnh tin học hóa hoạt động quản lý nghiệp vụ trong nội bộ các cơ quan, đơn vị, địa phương, đồng thời xây dựng một số cơ sở dữ liệu của tỉnh và tiến tới xây dựng chính quyền số… Tuy nhiên, một trong những vấn đề lớn đặt ra là nguồn nhân lực CNTT tại các cơ quan đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; cá biệt còn một bộ phận cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức chưa có thói quen làm việc trên môi trường mạng. Trong thời gian tới, cần có giải pháp hiệu quả để bảo đảm nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội của tỉnh. Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo Dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo chặt chẽ và nhất quán trong toàn Đảng bộ tỉnh, ngay từ đầu nhiệm kỳ 2015-2020, các tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể các cấp đã xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng của đơn vị. Đảm bảo việc sử dụng các thiết bị kết nối mạng internet phải được kiểm định đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định; hướng dẫn, đào tạo an toàn, an ninh mạng cho các thành viên trong tổ chức nắm rõ cách thức sử dụng. Các cơ quan chuyên ngành thường xuyên rà soát, thanh, kiểm tra, giám sát và xử lý trường hợp vi phạm an toàn, an ninh mạng trên địa bàn tỉnh. Kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố liên quan đến an toàn, an ninh mạng trên địa bàn tỉnh để phục vụ mục đích chung của toàn Đảng bộ trong công tác lãnh đạo, điều hành phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian mạng với tính toàn cầu và khả năng kết nối vô hạn, đặt ra nhiều thách thức đối với an toàn, an ninh mạng. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng được xác định là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Đặc biệt, trong giai đoạn chuyển đổi số hiện nay, để thích ứng với cuộc cách mạng khoa học lần thứ 4, việc đảm bảo an toàn, an ninh mạng là rất quan trọng và cần thiết. Mọi cơ sở dữ liệu, các hoạt động trên môi trường số phải được đảm bảo an toàn, cần có sự thống nhất trong toàn hệ thống chính trị, đến các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ và tổ chức thành viên các cấp và các tổ chức liên quan trên địa bàn tỉnh, để đẩy mạnh ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh tiến tới xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Để các cơ quan, đơn vị, địa phương và toàn xã hội có điều kiện tiếp cận những thành quả của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ lần thứ 4 an toàn, hiệu quả, Tỉnh ủy Bình Phước đã triển khai nhiều biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng, xây dựng và kiện toàn đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng, tổ chức diễn tập thực chiến an toàn thông tin, ứng cứu sự cố nhằm nâng cao năng lực phòng, chống tấn công mạng, rút ra những bài học kinh nghiệm và phương hướng đảm bảo an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh. Tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý về bảo đảm an toàn, an ninh mạng trên địa bàn tỉnh trên nguyên tắc nhất quán thủ trưởng, người đứng đầu các sở, ban, ngành, địa phương trực tiếp chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy nếu để xảy ra sự cố mất an toàn, an ninh thông tin mạng, lộ lọt bí mật nhà nước trên môi trường mạng tại cơ quan, đơn vị, địa phương. Đồng thời yêu cầu mọi tổ chức, cá nhân quản lý chặt chẽ các thiết bị, tài khoản và mật khẩu được cấp để khai thác các hệ thống thông tin, phần mềm nghiệp vụ, bảo đảm tính bảo mật. Thời gian qua, các địa phương, cơ quan, đơn vị đã xây dựng được đội ngũ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực CNTT cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của tỉnh trên các lĩnh vực trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Đã đào tạo được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, tổ chức nhà nước có kiến thức, kỹ năng về CNTT, chuyển đổi số để hỗ trợ các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội đào tạo, tập huấn về CNTT, chuyển đổi số cho các đối tượng tham gia vào quá trình chuyển đổi số của tỉnh; nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương. Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút, giữ chân Để xây dựng, phát triển nguồn nhân lực CNTT của tỉnh có chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu trước mắt, lâu dài và tăng cường hơn nữa khả năng phòng, chống các nguy cơ tấn công mạng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội các cấp tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau: Quán triệt thực hiện nghiêm và có hiệu quả Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 26-5-2022 của Tỉnh ủy về tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh mạng trên địa bàn tỉnh Bình Phước; Kết luận số 371-KL/TU ngày 25-6-2022 của Tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực CNTT tỉnh Bình Phước đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đảm bảo 100% cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước; các lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số, công nghệ số; 80% dân số biết và có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng. Đào tạo được tối thiểu 100 chuyên gia chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực, địa phương để trở thành lực lượng nòng cốt dẫn dắt, tổ chức và lan tỏa tiến trình chuyển đổi số. Trên 80% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số. Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút, hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác CNTT trên địa bàn tỉnh. Xây dựng, cập nhật và ban hành cơ chế, chính sách để triển khai đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên trách và trực tiếp triển khai chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước. Tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về đào tạo, nghiên cứu công nghệ số, kỹ năng số, kinh tế số và xã hội số. Khuyến khích các cơ sở giáo dục của tỉnh hợp tác đào tạo, trao đổi giảng viên, học viên với các cơ sở giáo dục, nghiên cứu về chuyển đổi số, công nghệ số, kỹ năng số có uy tín để phát triển nguồn nhân lực CNTT phục vụ chuyển đổi số có chất lượng, phù hợp với thực tiễn chung của tỉnh, các cơ quan, đơn vị, địa phương. UBMTTQVN tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lãnh đạo các cấp, ngành hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực CNTT nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh truyền thông về xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số, xây dựng địa phương thông minh. Công khai, minh bạch thông tin trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, website của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện về các chính sách thu hút, ưu đãi nguồn nhân lực CNTT của tỉnh nhằm tạo động lực thu hút và giữ chân những cá nhân có trình độ, tâm huyết tham gia phục vụ công tác ứng dụng CNTT tại tỉnh. Các tổ chức đảng, đảng bộ, chính quyền các cấp, cơ quan, đơn vị, địa phương quán triệt nâng cao nhận thức an toàn, an ninh mạng trong toàn hệ thống chính trị và xã hội, thống nhất nhận thức đến từng đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang chấp hành nghiêm các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong hoạt động ứng dụng CNTT, chuyển đổi số. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân nắm rõ tầm quan trọng của bảo đảm an toàn, an ninh mạng và vận động người dân cùng chung tay, góp sức thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh được an toàn, hiệu quả. Thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về an toàn thông tin, an ninh mạng, Luật An toàn thông tin mạng năm 2015... Yêu cầu lãnh đạo, quản lý các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà trường nắm vững mọi hoạt động và tư tưởng của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân, có định hướng, điều chỉnh nhận thức kịp thời; quản lý thông tin có liên quan, bảo vệ người dùng thuộc phạm vi mình quản lý trên không gian mạng; tạo mọi điều kiện giúp họ có kỹ năng đề phòng thủ đoạn tấn công mạng như đánh sập các website; cài gắn, vào máy tính cá nhân hoặc lấy tài khoản và mật khẩu; đánh cắp dữ liệu cá nhân, tấn công bằng mã độc, tấn công ẩn danh bằng những phần mềm độc hại (phần mềm diệt vi rút, các trình duyệt)... Nhận diện được các tổ chức chống đối hoạt động trên không gian mạng như Việt Tân, Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời...; các thủ đoạn tạo vỏ bọc “xã hội dân sự”, “diễn đàn dân chủ”... để chống phá. Yêu cầu cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức các cơ quan đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội không tùy tiện cài đặt phần mềm không rõ nguồn gốc trên mạng vào máy tính của cơ quan, đơn vị, địa phương. Đồng thời sử dụng phần mềm phòng, chống vi rút thường trực trên máy tính, điện thoại thông minh để đảm bảo an toàn; tuyệt đối không bấm vào các đường link nhận được mà không rõ nguồn gốc vì có thể bị cài mã độc, mất mật khẩu. Nghiên cứu kỹ trước khi chia sẻ các file, bài viết hoặc đường link; cảnh giác với trang web lạ, email chưa rõ danh tính và đường dẫn nghi ngờ; tuyệt đối không a dua, hiếu kỳ hoặc tham tiền bạc cùng với những lời kích động, xúi giục của các đối tượng xấu. Khi phát hiện bị tấn công mạng, nhanh chóng ngắt kết nối mạng; sử dụng các công cụ giải mã độc; báo cho người có trách nhiệm qua đường dây nóng, kịp thời cung cấp thông tin, thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có trách nhiệm.
相关推荐
-
Ngăn chặn, phòng trừ dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết
-
Gia tăng các vụ lừa đảo qua mã QR
-
Xịt họng Bdferm Bio Spray 'nổ' bất hoạt 99,9% Virus Corona, lừa dối người tiêu dùng?
-
Quyết liệt chặn thực phẩm 'bẩn' dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
-
‘Thực hiện số hóa ngân hàng một cách toàn diện’
-
TP.HCM: Phát hiện 33 vụ việc liên quan đến mua bán hàng hóa và tiền ảo qua mạng xã hội
- 最近发表
-
- Thời tiết Hà Nội 29/8: Ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 33 độ
- Yếu tố nào tạo đà cho phát triển thương mại điện tử thời gian tới?
- Nguy hại từ nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ
- Bắt giữ 30 vụ vận chuyển trái phép hàng hóa vi phạm an toàn thực phẩm
- Chuyển thông tin có dấu hiệu tiêu cực tại nhiều cơ sở đào tạo lái xe đến công an
- Giáng sinh: Cẩn thận khi dùng đèn trang trí cây thông Noel
- Canada thu hồi nhiều loại thuốc cảm cúm có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ
- Thuốc điều trị Covid
- Samsung khẳng định vẫn dùng thương hiệu Galaxy Note cho điện thoại
- Chặn hơn 9,6 triệu tin nhắn rác trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần
- 随机阅读
-
- Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường
- Những mẫu xe ô tô sang, đắt đỏ nhưng nội thất gây thất vọng
- Cảnh báo hoạt động kinh doanh đa cấp thông qua ứng dụng Limbic Arc
- Thực phẩm ăn nhiều dễ làm tắc nghẽn mạch máu
- Phục tráng giống lúa Huyết Rồng
- Thu hồi 02 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe không đảm bảo an toàn
- Bộ sản phẩm LAVENDA của Thiên Dược Sơn dựng review giả để lừa người dùng?
- Bộ Y tế nói gì về tình trạng kit test COVID
- Nâng hạng thị trường chứng khoán có tác động ra sao đến dòng vốn ngoại?
- Bắt giữ nhiều lô hàng thuốc điều trị và kít test Covid
- Khẳng định viên sủi Grobe tăng chiều cao: Doanh nghiệp có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng?
- Anh: Tạm dừng bán các máy đo nồng độ SpO2 do thiếu nhiều thông tin sản phẩm
- Phương án điều chỉnh lịch bay ở Nội Bài, Vân Đồn ứng phó bão số 1
- Công tác an toàn điện, phòng tránh tai nạn điện trong nhân dân
- Quả óc chó: Tác dụng ngược nếu ăn sai cách, sai thời điểm
- Tác hại không ngờ khi ăn quá nhiều rau xanh
- Thêm 2 mái ấm cho người nghèo
- TPBVSK Chiết Xuất Hà Thủ Ô Đỏ Phạm Gia Gold 3+: Cấp phép một đằng, quảng cáo một nẻo
- WHO cảnh báo Omicron gây 'nguy cơ rất cao' toàn cầu
- Hà Nội: Hàng giả, hàng nhái dịp cuối năm lại ‘tung hoành’
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Sở Lao động
- Thị xã Ngã Bảy: Thi đua giúp chất lượng hoạt động HĐND cấp xã nâng lên
- Chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc bằng công trình, phần việc có ích
- Mô hình dân vận hay
- Nỗ lực cao hơn
- Nghe khen một cửa mà lòng vui lây !
- Kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm có nhiều nội dung quan trọng
- Người Khmer dám nghĩ, dám làm
- Huyện Châu Thành: Nỗ lực với các nhiệm vụ năm 2019
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác chăm lo cho công đoàn viên