【bxh ukraina】Không tán thành tăng thời gian học tiểu học hoặc trung học cơ sở

时间:2025-01-13 07:45:20来源:88Point 作者:La liga

dtt

Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTN&NĐ Đào Trọng Thi trình bày báo cáo thẩm tra tại Quốc hội. Ảnh: TTXVN

Đánh giá chung,ôngtánthànhtăngthờigianhọctiểuhọchoặctrunghọccơsởbxh ukraina Ủy ban nhất trí về cơ bản với Tờ trình của Chính phủ và nêu ý kiến về một số vấn đề. Cụ thể, về cơ cấu giáo dục phổ thông, báo cáo cho biết dư luận chung nhất trí giáo dục phổ thông kéo dài 12 năm và chia thành hai giai đoạn: Giáo dục cơ bản (gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở) và giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp trung học phổ thông).

Tuy nhiên, đối với ý kiến cho rằng giáo dục cơ bản cần 10 năm (5 năm tiểu học và 5 năm trung học cơ sở hoặc 6 năm tiểu học và 4 năm trung học cơ sở), Ủy ban không tán thành vì cho rằng việc thực hiện giáo dục cơ bản 10 năm sẽ làm tăng thời gian giáo dục phổ cập bắt buộc thêm một năm, đòi hỏi ngân sách tăng mạnh đầu tư.

Đồng thời, tăng một lớp ở cấp trung học cơ sở hoặc cấp tiểu học và giảm một lớp ở cấp trung học phổ thông sẽ gây xáo trộn, mất cân đối về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên các cấp học phổ thông.

Hơn nữa, việc dôi dư cơ sở vật chất và giáo viên cấp trung học phổ thông có thể dẫn đến tăng tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trung học phổ thông, đi ngược chủ trương phân luồng học sinh sau trung học cơ sở.

Ủy ban cũng cho rằng việc kéo dài thêm một năm giáo dục cơ bản là thực sự không cần thiết, bởi vì sau trung học cơ sở, một bộ phận học sinh sẽ học sơ cấp, trung cấp nghề nghiệp hoặc tham gia lao động phù hợp và 9 năm giáo dục cơ bản hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu đối với các em.

Về chủ trương một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất, Ủy ban nhận thấy chương trình giáo dục hiện hành vượt quá khả năng đáp ứng về giáo viên và cơ sở vật chất của nhà trường, cũng như khả năng tiếp thu của học sinh, không phù hợp đối với các khu vực đặc thù và điều kiện kinh tế - xã hội rất khác nhau.

Vì vậy, Ủy ban đề nghị ban hành một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất nhưng khả thi, mềm dẻo, linh hoạt, phải phù hợp với điều kiện bảo đảm thực tế của nhà trường, nhất là về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như với khả năng tiếp thu của học sinh.

Về việc xã hội hóa biên soạn và xuất bản sách giáo khoa (SGK) phổ thông, một số ý kiến đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) không tham gia biên soạn SGK để đảm bảo tính khách quan, công bằng. Tuy nhiên, Ủy ban VHGDTNTN&NĐ nhất trí với chủ trương do Chính phủ đề nghị theo đó Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK; đồng thời các tổ chức, cá nhân biên soạn các SGK khác.

Lý do Uỷ ban nêu ra là việc làm này sẽ đảm bảo sự chủ động về thời gian công việc và kiểm soát được chất lượng nội dung cần thiết trong quá trình triển khai thực hiện lộ trình, kế hoạch đổi mới chương trình, SGK trên quy mô toàn quốc và đồng thời ở cả ba cấp học.

Đối với kinh phí cho thực hiện đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Ủy ban đề nghị Ban soạn thảo bổ sung thêm phần khái toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ của các địa phương để có khái toán tổng thể kinh phí chi cho Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông.

Nhất trí về lộ trình thực hiện đề án của Chính phủ, Uỷ ban VHGDTNTN&NĐ đề nghị cân nhắc dành thời gian thích đáng cho việc thực nghiệm chương trình mới. Đổi mới chương trình, SGK lần này cần thực nghiệm nghiêm túc, cẩn trọng trên quy mô nhỏ trước khi áp dụng đại trà để tránh rủi ro.../.

Hoàng Yến

相关内容
推荐内容