Phát biểu khai mạc diễn đàn,ềuưuđãikhiđầutưvàotỉnhHàbảng xếp hạng bóng đá hạng 2 hàn quốc GS.TS Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đánh giá, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Nam đã có những nỗ lực mạnh mẽ, sáng tạo, chủ động khai thác lợi thế tĩnh, khai thác lợi thế động, tích cực cải thiện môi trường thể chế, chính sách, dịch vụ công, khai thông và thu hút khá thành công các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nam trong giai đoạn 2010 – 2015 có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân cả giai đoạn tăng trên 13%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với công nghiệp – xây dựng chiếm 58% và nông – lâm nghiệp chiếm 12,6%. Công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao với nhiều sản phẩm chủ lực có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường, hoạt động xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh, chủ động thu hút đầu tư và nhận được sự quan tâm cao của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc. GS.TS Vương Đình Huệ thông tin, từ năm 2011 đến 30-6-2015, Hà Nam đã thu hút được 210 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký mới và điều chỉnh tăng vốn đạt 28.215 tỷ đồng và 891,7 triệu USD. Riêng 6 tháng đầu năm 2015, Hà Nam đứng trong Top 5 tỉnh dẫn đầu toàn quốc về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Lũy kế đến 30-6, trên địa bàn tỉnh có 508 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên 1.311 triệu USD và 50.400 tỷ đồng, vốn thực hiện đạt khoảng 70% đăng ký. Kim ngạch xuất khẩu của Hà Nam cũng liên tục tăng cao, bình quân 39,7%/năm, 5 năm đạt trên 3 tỷ USD. Hiện Hà Nam có hơn 36.000 lao động đang làm việc tại các khu, cụm công nghiệp, trong đó 76% lao động là người địa phương, với mức thu nhập bình quân từ 3 triệu đồng/tháng trở lên. Nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư Ông Mai Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nam cho biết, Hà Nam ưu tiên thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực có lợi thế như công nghiệp cơ khí, chế tạo, lắp ráp, công nghiệp phụ trợ, sản xuất linh kiện và lắp ráp thiết bị điện tử, các ngành sản xuất hàng công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp chế biến,... có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, Hà Nam cũng kêu gọi đầu tư vào kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Hiện nay, Hà Nam đang kêu gọi đầu tư xây dựng Trung tâm y tế chất lượng cao cấp vùng, Khu đô thị Đại học Nam Cao, trung tâm giáo dục chất lượng cao trên địa bàn, khu sản xuất chế biến nông nghiệp công nghệ cao, sân golf, khu du lịch Tam Chúc và hệ thống các nhà hàng, khách sạn chất lượng cao, hiện đại. Ông Dũng cũng đưa ra 10 cam kết đối với nhà đầu tư khi đầu tư vào Hà Nam. trong đó, lãnh đạo tỉnh đảm bảo cung cấp điện đủ 24/24 giờ cho doanh nghiệp, giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn, hỗ trợ đào tạo lao động, giao đất sạch không thu tiền để doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho công nhân, đảm bảo an ninh, trật tự… Tỉnh cũng thành lập đường dây nóng của Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh để tiếp nhận thông tin và giải quyết ngay các kiến nghị của doanh nghiệp. “Hà Nam sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thông qua nhiều chính sách ưu đãi về thuê đất, kết cấu hạ tầng, thủ tục hành chính, thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế nhập khẩu), và hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo và tuyển dụng lao động”, ông Dũng nhấn mạnh. Tại diễn đàn, đại diện các doanh nghiệp đã tham gia đầu tư tại Hà Nam cũng đánh giá cao môi trường đầu tư cũng như sự quan tâm, hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Ông Ryoichi Nakagawa, Trưởng đại diện Japan Desk Hà Nam cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2015 đã có thêm 6 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Hà Nam, nâng tổng số doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại đây lên con số 50 doanh nghiệp.
|