【tỉ so】Thủ tướng: Dứt khoát bỏ tư duy "không biết mà vẫn quản, không quản được thì cấm"
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dứt khoát bỏ tư duy 'không biết mà vẫn quản, không quản được thì cấm' - Ảnh: Nhật Bắc |
Chiều 29/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật chủ trì Phiên họp thứ tư của Ban Chỉ đạo.
Cùng dự có: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Phó Trưởng ban Thường trực; Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; các Bộ trưởng, Thủ trưởng, lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ là thành viên Ban Chỉ đạo.
Phiên họp tập trung thảo luận, cho ý kiến về: Xử lý vướng mắc, bất cập liên quan phân cấp, phân quyền, ủy quyền; rà soát văn bản quy phạm pháp luật chịu sự tác động của việc sắp xếp tố chức, bộ máy; trao đổi, thảo luận về một số vấn đề khác liên quan đến việc triển khai các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
Theo Bộ Tư pháp, qua rà soát đến nay, có tổng số hơn 5.000 văn bản chịu tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy. Trong đó, có hơn 2.800 văn bản liên quan thay đổi tên gọi của cơ quan, tổ chức, đơn vị; có gần 1.900 văn bản có nội dung cần xử lý ngay và hơn 300 văn bản có nội dung cần xử lý nhưng chưa cấp thiết.
Theo Bộ Nội vụ, pháp luật về phân cấp, phân quyền, ủy quyền được quy định chủ yếu trong dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và một số luật chuyên ngành. Qua rà soát, xác định có hơn 1.000 văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan 2 Luật trên.
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn, sâu sắc, chất lượng của các Phó Thủ tướng, các thành viên Ban Chỉ đạo và đại biểu tham dự Phiên họp.
Các ý kiến tại phiên họp đã thống nhất khẳng định hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo sau 4 Phiên họp, rà soát các quy định pháp luật hiện hành, làm cơ sở tham mưu hoàn thiện các văn bản pháp luật, trong đó có việc Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua 3 luật sửa 13 luật nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, tài chính tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô; đồng thời tháo gỡ các vướng mắc để thúc đẩy phát triển các lĩnh vực như điện năng lượng tái tạo, dữ liệu...; mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, thực sự giải phóng nguồn lực vì sự phát triển của đất nước.
Nhấn mạnh một số quan điểm chỉ đạo, Thủ tướng yêu cầu dứt khoát bỏ tư duy "không quản được thì cấm, không biết mà vẫn quản", quán triệt tư duy "ai quản lý tốt nhất thì giao", "người dân và doanh nghiệp được làm những gì luật không cấm", "cái gì cấm thì đưa vào luật, cái gì không cấm thì tạo không gian cho sáng tạo", "cái gì doanh nghiệp và người dân làm được, làm tốt hơn thì Nhà nước dứt khoát không làm".
Quản lý nhà nước chỉ tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch, pháp luật, cơ chế, chính sách, kiến tạo phát triển; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi, thiết kế công cụ để tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, không "ôm" việc lên Trung ương, địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm; phải phân công rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm.
Về một số nhiệm vụ cụ thể, trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ tiếp tục chủ động rà soát, nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật chịu sự tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy; nhanh chóng xây dựng, ban hành và trình ban hành các văn bản phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy bảo đảm tinh gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; không để khoảng trống pháp lý, không để gián đoạn hoạt động.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp chủ trì, xây dựng để trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc xử lý các vấn đề vướng mắc, phát sinh liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy, trong đó đề xuất quy định các nguyên tắc và giao Chính phủ tiếp tục hướng dẫn cụ thể. Bộ Nội vụ chủ trì, xây dựng để trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về thành lập một số bộ của Chính phủ khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026 sau khi có chủ trương của Đảng.
Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ Nội vụ xây dựng dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Bộ Tư pháp xây dựng dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); Bộ Tài chính hoàn thiện Dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; khẩn trương trình Chính phủ trong tháng 1/2025 để trình Quốc hội xem xét, thông qua theo trình tự thủ tục rút gọn. Thủ tướng lưu ý các dự thảo cần làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan để khuyến khích dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo vì lợi ích chung.
Nhấn mạnh cần tiếp tục rà soát, tháo gỡ các vướng mắc, nhất là các vướng mắc liên quan thủ tục đầu tư, đấu thầu, thúc đẩy hợp tác công tư, phát triển hạ tầng chiến lược… để khơi thông mọi nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng GDP đạt mức 2 con số trong những năm tiếp theo, Thủ tướng yêu cầu dứt khoát chậm nhất tới 31/12/2024 các cơ quan liên quan phải trình ban hành Nghị định quy định về thành lập, quản lý, sử dụng quỹ hỗ trợ đầu tư và quy hoạch TPHCM tới năm 2030, tầm nhìn đến 2050; đồng thời xem xét, xử lý đề xuất liên quan room tín dụng của các ngân hàng cho vay phát triển nhà ở xã hội…
Thủ tướng cho biết, ngoài các luật, nghị quyết sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 cũng rất nặng nề, bao gồm các dự án đã có trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 và các dự án mới do các bộ, ngành đề nghị bổ sung trong năm 2025 để thực hiện các nhiệm vụ mới về tổ chức bộ máy và các nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền giao, với dự kiến 49 dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ tư của Ban Chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật - Ảnh: Nhật Bắc |
Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ chủ động, khẩn trương phối hợp với Bộ Tư pháp nghiên cứu, báo cáo Chính phủ để xem xét, quyết định trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết này, bảo đảm khả thi, tiến độ, chất lượng.
Biểu dương các kết quả đạt được, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành rà soát, ban hành các chế độ chính sách và có hình thức khen thưởng xứng đáng cho các tập thể, cá nhân làm tốt công tác xây dựng pháp luật.
Thủ tướng đánh giá cao sáng kiến của Bộ Tư pháp về đề xuất ứng dụng công nghệ số trong tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị văn bản quy phạm pháp luật của người dân, doanh nghiệp.
Đồng thời, yêu cầu các bộ, ngành tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu để phát triển trí tuệ nhân tạo, hoạch định chính sách trên cơ sở dữ liệu, đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số để giảm thời gian, chi phí, giảm tiếp xúc trực tiếp, giảm phiền hà sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng cũng giao Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Phó Trưởng ban Thường trực tiếp tục chỉ đạo Bộ Tư pháp, các bộ, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban Chỉ đạo, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban theo quy định./.
下一篇:Thị trường xe điện Trung Quốc: Cuộc đua giành thị phần ngày càng khốc liệt
相关文章:
- Thời tiết Hà Nội 19/9: Ngày nắng đan xen, chiều tối mưa rào
- Hoa hậu Thuỳ Tiên: 'Tôi bị hại, chưa từng nhận đồng nào từ bà Trang'
- Nhà thơ Dương Kỳ Anh: 'Chọn hoa hậu để kiếm tiền là làm mất giá trị của phụ nữ'
- 10 người đẹp sáng giá cho vương miện Miss Grand Vietnam 2022
- Từ 15/9, Bộ Công an quy định 4 trường hợp CSGT được dừng xe
- Cô chê chữ ‘xấu như gà bới’, phụ huynh chạy đua tìm lớp luyện viết cho con
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm giảng viên đại học
- Tiết lộ trang phục dân tộc của Bảo Ngọc tại cuộc thi Hoa hậu Liên lục địa
- Cần ngăn chặn tình trạng "đục nước béo cò" trong dịch Covid
- Luật sư: Hoa hậu Thuỳ Tiên chưa từng nhận khoản tiền nào từ bà Trang
相关推荐:
- Trung Quốc lên tiếng "trấn an" về nguy cơ bệnh đường hô hấp do virus HMPV
- Những lần 'chọc tức' dân mạng của Chủ tịch Miss Grand International
- 'Ông Nawat chỉ đùa khi nói Hoa hậu Thùy Tiên kiếm 70 tỷ đồng trong 3 tháng'
- Hoa hậu Thùy Tiên: 'Tài sản của tôi đủ để chăm lo những người mình yêu thương'
- Lũ rút, chuẩn bị vụ mùa
- Nhiều 'sạn' trong vòng thi bikini Miss Grand Vietnam 2022, Ban tổ chức xin lỗi
- Á hậu Huyền My đẹp kiêu sa, tiết lộ lý do hạn chế hoạt động showbiz
- Chủ tịch Miss Grand bị kiện 'có hành vi phỉ báng'
- Ngành Thuế Quảng Ninh tập trung đảm bảo thu ngân sách ngay từ đầu năm 2025
- Tỉnh Hà Sơn Bình trước đây được sáp nhập từ các tỉnh nào?
- Ngư dân tử vong thương tâm sau khi rơi xuống biển ngất xỉu
- Gần Tết, làm gì để ngăn chặn pháo hoa "nổ" trên mạng?
- “Dù làm 1000 cuốn sách, không được để có một sai sót nào xảy ra"
- Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang tạo nên sự phát triển bùng nổ cho VinFast
- Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái
- Microsoft vinh danh chuyên gia giáo dục sáng tạo VN
- Điều tra nhóm mô tô phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- Bão số 3 Saola giật trên cấp 17 nhiều giờ liền ở Biển Đông, khả năng đổi hướng
- Bão số 3 Saola giật trên cấp 17 nhiều giờ liền ở Biển Đông, khả năng đổi hướng
- Đang điều tra vụ nhận hối lộ ở Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29