Sau 8 ngày diễn ra sôi nổi,ƯTTrầnLựcthắnglớntạiLiênhoansânkhấuThủđôkết quả bóng đá uefa tối 3/10, tại rạp Công nhân, Liên hoan sân khấu Thủ đô đã chính thức khép lại bằng lễ bế mạc và trao giải cho các vở diễn và các nghệ sĩ xuất sắc. Đánh giá về các vở diễn, NSND Hoàng Dũng, Chủ tịch BGK cho rằng: Liên hoan sân khấu Thủ đô lần thứ IV đã có sự lan tỏa tới rất nhiều những đoàn nghệ thuật cách xa Hà Nội như TP.HCM, Bạc Liêu, Bắc Giang. Điều đặc biệt những vở của các đơn vị này phản ánh chân thực, hấp dẫn cuộc sống, cuộc đấu tranh của người Hà Nội xưa và nay.
"Trong liên hoan, nhiều kịch bản cũ đã được dàn dựng theo cách nhìn mới của ngày hôm nay, cho chúng ta thấy những tư duy mới, những tìm tòi đáng trân trọng. Bên cạnh đó, tại Liên hoan đã xuất hiện nhiều đạo diễn trẻ có tiềm năng, bên cạnh những đạo diễn đã thành danh, đã đóng góp nhiều cho sân khấu nước nhà", NSND Hoàng Dũng chia sẻ. Về nghệ thuật biểu diễn, NSND Hoàng Dũng nhận thấy đã xuất hiện rất nhiều diễn viên trẻ, tài năng sẵn sàng thay thế các lớp cô, chú, anh chị đi trước. Họ không những chỉ chứng tỏ được mình ở phần kỹ thuật tâm lý mà còn điêu luyện sử dụng ngôn ngữ hình thể trong biểu diễn. Sân khấu càng ngày càng hiện đại với rất nhiều trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, đa dạng về thể tài, góp phần làm cho Liên hoan sân khấu đẹp hơn, hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, NSND Hoàng Dũng cũng bày tỏ, những điều mà ai cũng thấy rất rõ, đó là sự thiếu vắng kịch bản mới, hay đa phần là những tác phẩm đã được dàn dựng lại. Thiếu bóng dáng của những vở diễn phản ánh cuộc sống ngày hôm nay một cách chân thực và sâu sắc. Tính chân thực lịch sử trong các vở diễn chưa được đề cao.
"Nhiều vở diễn trên sân khấu xã hội hóa được đầu tư công phu hơn so với nhiều đoàn trong biên chế nhà nước. Nhiều vở tính tổng quát chưa cao, thông điệp vở diễn không rõ, còn mải với những trò diễn", NSND Hoàng Dũng nói. Về phần âm nhạc, nhạc sáng tác cho vở diễn chưa nhiều nên nhiều vở chưa đáp ứng được yêu cầu của vở diễn, dàn nhạc và nhạc thu sẵn phối hợp không hài hòa, nhiều khi làm ngắt mạch cảm xúc của khán giả. Về thiết kế mỹ thuật sân khấu, rất ít những sáng tạo góp phần vào thành công vở diễn, đa phần là minh họa, chắp vá, không góp phần đồng sáng tạo với vở diễn… "Hy vọng Liên hoan sân khấu Thủ đô lần thứ V sẽ thu hút được nhiều hơn nữa các đơn vị nghệ thuật tham gia, chất lượng các vở diễn sẽ tốt hơn, hay hơn nữa; phản ánh về cuộc sống ngày hôm nay chân thực và sâu sắc hơn", NSND Hoàng Dũng bày tỏ. Tại buổi lễ bế mạc, vở diễn Bạch đàn liễu của LucTem và Người nhà số 5 của Nhà hát kịch Việt Nam đã được trao giải Vàng. Ba giải Bạc được trao cho các vở: Tình sử Thăng Long Nhà hát Chèo Hà Nội; Truyền tích Cổ Loa xưa của Hội Sân khấu TP.HCM; Trương Chi - Mị Nương của Nhà hát Kịch Hà Nội.
Giải thưởng Đạo diễn xuất sắcđược trao cho đạo diễn, NSƯT Trần Lực (vở Bạch đàn liễu, sân khấu Lucteam) và đạo diễn, NSƯT Tạ Tuấn Minh (vở Người tốt nhà số 5 của Nhà hát Kịch Việt Nam). Giải thưởng Họa sĩ xuất sắcđược trao cho NSƯT Doãn Bằng vở Người tốt nhà số 5. Giải Biên đạo múa xuất sắcđược trao cho thạc sĩ Hoài Anh, vở Tình sử Thăng Long của Nhà hát Chèo Hà Nội. Ban tổ chức cũng trao tặng Bằng khen cho các đơn vị đã có thành tích xuất sắc trong xây dựng và sáng tạo nghệ thuật về đề tài Hà Nội, gồm: ĐH Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội với vở Những người ở lại, ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân đội với vở Huyền thoại Hà Nội và Hội Sân khấu tỉnh Bạc Liêu với vở Cánh chim trắng trong đêm. Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng trao tặng 21 Huy chương Vàng và 31 Huy chương Bạc cho các cá nhân, là các nghệ sĩ có thành tích xuất sắc tại Liên hoan sân khấu Thủ đô lần thứ IV - 2020. Tình Lê Không có 'mưa' giải thưởng ở Liên hoan sân khấu Thủ đôĐó là khẳng định của NSND Trịnh Thuý Mùi - Chủ tịch Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam trong buổi họp báo công bố về Liên hoan sân khấu Thủ đô lần thứ IV năm 2020. |